Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Giáo án Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ sách Địa lí 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 12 kết nối Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.
Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và sử dụng thông tin Hình 1.1 – 1.2, mục Em có biết để tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ; ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ; Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Sưu tầm trên internet, sách, báo để tìm hiểu về chế độ pháp lí của các vùng biển nước ta theo Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13 ngày 21/6/2012.
3. Phẩm chất
Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.
Chăm chỉ: Tìm tòi và sáng tạo trong quá trình thực hiện các hoạt động học tập theo cặp, nhóm và lớp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Hình ảnh, video về vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Phiếu học tập.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Địa lí 12 – Kết nối tri thức.
Atlat Địa lí Việt Nam.
Giấy A4, giấy ghi chú.
Thiết bị điện tử có kết nối internet.
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú và huy động kiến thức đã có của HS về địa lí Việt Nam. Từ đó, dẫn dắt, giới thiệu vào nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đọc cho HS 2 câu thơ trong bài thơ Việt Nam (Lê Anh Xuân) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Địa danh Hà Giang, Cà Mau trong 2 câu thơ trên cho em biết điều gì về địa lí Việt Nam?
- Xác định nhanh vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên.
c. Sản phẩm:
- Vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau.
- Xác định vĩ độ địa lí của 2 điểm cực.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đọc 2 câu thơ cho cả lớp nghe: “Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang Cà Mau, mũi đất mỡ màng phù sa”. (Lê Anh Xuân, Việt Nam) - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: + Địa danh Hà Giang, Cà Mau trong 2 câu thơ trên cho em biết điều gì về địa lí Việt Nam? + Xác định nhanh vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên (Bản đồ hành chính Việt Nam (2021) SGK tr.6, 7). |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe câu thơ, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau và xác định vĩ độ địa lí của 2 điểm cực trên bản đồ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Vị trí địa lí của Việt Nam qua 2 địa danh Hà Giang, Cà Mau:
+ Hà Giang: Điểm cực Bắc của nước ta thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (vĩ độ khoảng 23°23’B).
+ Cà Mau: Điểm cực Nam của nước ta thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau (có vĩ độ khoảng 8°34’B).
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Vị trí địa lí (gồm vị trí địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị) là một trong những nguồn lực quan trọng, có thể đem lại những lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy, vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế - xã hội nước ta? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bản đồ hành chính Việt Nam (2021), mục Em có biết, thông tin mục I SGK tr.5 – tr.8 để hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của nước ta.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||
* Nhiệm vụ 1: Vị trí địa lí Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bản đồ hành chính Việt Nam (2021), thông tin mục I SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Hãy xác định và nêu đặc điểm vị trí địa lí của Việt Nam.
- GV cung cấp cho HS tham khảo một số tư liệu về vị trí địa lí của Việt Nam: Tư liệu 1:
https://www.youtube.com/watch?v=rltYgbDg8Ns - GV cho HS nghe một đoạn trong bài hát “Đất mũi Cà Mau” để thấy được vẻ đẹp của điểm cuối bản đồ Việt Nam, vùng đất trù phú - nơi “đất biết nở, rừng biết đi và biển sinh sôi”. https://www.youtube.com/watch?v=oTRL24nFrS8 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, luyện tập - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi HS nêu đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm vị trí địa lí của nước ta. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 1. Vị trí địa lí - Nằm trên bán đảo Đông Dương: + Gần khu vực Đông Nam Á. + Tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Cam – pu – chia. + Chung Biển Đông với nhiều quốc gia. - Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc. + Trên đất liền:
+ Trên biển: kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50’B và từ khoảng kinh độ 101°Đ - 117°20’Đ tại Biển Đông. - Nằm nơi giao nhau của các vành đai sinh khoáng lớn, trên đường di lưu của các loài sinh vật. - Nằm trong khu vực phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.
| |||||||||||||||||||||||||||
* Nhiệm vụ 2: Phạm vi lãnh thổ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác thông tin mục 2 SGK tr.7 – tr.8 và hoàn thành Phiếu học tập số 1:
- GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức từ kết quả Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày đặc điểm phạm vi lãnh thổ Việt Nam. - GV cung cấp thêm cho HS tư liệu về phạm vi lãnh thổ nước ta. Tư liệu 2: Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), một quốc gia ven biển sẽ có 5 vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
Luật biển Việt Nam được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ ba thông qua ngày 21/06/2012 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 cặp đôi HS trình bày kết quả Phiếu học tập số 1(Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2) - GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu đặc điểm phạm vi lãnh thổ của nước ta. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về đặc điểm phạm vi lãnh thổ của nước ta: Lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Phạm vi lãnh thổ - Vùng đất: + Xác định trong phạm vi đường biên giới và phần đất nối của các đảo. + Tổng diện tích các đơn vị hành chính hơn 331 nghìn km². - Vùng biển + Diện tích: 1 triệu km². + Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Vùng trời Việt Nam: khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
| |||||||||||||||||||||||||||
KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
|
Hoạt động 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (6 HS/ nhóm), khai thác thông tin mục II.1, 2 SGK tr.8 – tr.9 và trả lời câu hỏi:
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên nước ta.
- Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (6 HS/nhóm), mỗi nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy A4 để thực hiện kĩ thuật “Khăn trải bàn”. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác thông tin mục II.1, 2 SGK tr.8 – tr.9 và trả lời câu hỏi: + Nhóm lẻ: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên nước ta. + Nhóm chẵn: Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng nước ta. - GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”: + HS ngồi vào vị trí đã đánh số trên giấy A4. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong thời gian 3 phút, ghi lại câu trả lời vào phần giấy của mình. + Trên cơ sở ý kiến cá nhân, nhóm trưởng sẽ thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa tấm khăn trải bàn trong thời gian 5 phút. - GV cung cấp thêm tư liệu cho HS về ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2). - GV hướng dẫn HS mở rộng kiến thức và trả lời câu hỏi: + Tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa? + Vì sao nước ta không có khí hậu khô khan như một số nước có cùng vĩ độ? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 nhóm lần lượt phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi mở rộng (Đính kèm kết quả dưới Hoạt động 2). - GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận về ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. | II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng 1. Đối với tự nhiên * Thuận lợi - Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, trong khu vực hoạt động của gió Tín phong, gió mùa châu Á. → Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới gió mùa. - Đất liền hẹp ngang, nằm kế Biển Đông có nguồn ẩm dồi dào. → Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển. - Nằm trên đường di lưu nhiều loài động vật, thực vật. → Tài nguyên sinh vật đa dạng. - Nằm ở vị trí liền kề của 2 vành đai sinh khoáng. → Tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. - Phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Tây – Đông. → Hình thành các miền địa lí tự nhiên khác nhau. * Khó khăn Chịu tác động của nhiều thiên tai: bão, lũ lụt,… 2. Đối với kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng * Thuận lợi - Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo. → Tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực. - Nằm trên trục giao thông quan trọng, các tuyến hàng hải, hàng không quốc tế,…. → Giao thương, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút đầu tư nước ngoài. - Vị trí liền kề, tương đồng với các nước trong khu vực. → Duy trì, phát triển mối quan hệ hòa bình, hợp tác hữu nghị. * Khó khăn Có vị trí quan trọng trong khu vực, nhạy cảm với biến động chính trị thế giới. → Sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ luôn được đề cao. | ||||||||
Tư liệu 3:
Tư liệu 4: Quyết định số 134/2002/QD-TTg ngày 14/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã sửa đổi Điều 1 của Quyết định số 121/CP ngày 8/8/1967 của Hội đồng Chính phủ về việc tính lịch và quản lí lịch của Nhà nước như sau: “Lấy múi giờ thứ 7 theo hệ thống giờ quốc tế làm giờ chính thức của Việt Nam”. Quyết định này đã tạo thuận lợi cho việc quản lí, điều hành các hoạt động và sinh hoạt của người dân trên cả nước”. | |||||||||
Trả lời câu hỏi mở rộng: * Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì: - Tính nhiệt đới: + Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. → Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C - Tính ẩm: + Vị trí giáp biển Đông – nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nên các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi dào (>80%). - Gió mùa: + Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi quanh năm. + Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai gió mùa chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. * Nước ta không có khí hậu khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là do vị trí địa lí của nước ta: - Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc có nền nhiệt cao. - Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển hình nhất trên thế giới. - Tác động của khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt và ẩm. |
----------------------------------------------------------------
-----------------Còn tiếp ----------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức