[Chân trời sáng tạo] Giáo án địa lí 6 bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
Giáo án địa lí 6 - sách Chân trời sáng tạo. Giáo án bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: => Giáo án địa lí 6 sách chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu [Chân trời sáng tạo] Giáo án địa lí 6 bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Biết xác định phương hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng:
- Xác định được phương hướng trên bản đồ.
- Tính khoảng cách thực tế giữa hai điểm trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
- Phẩm chất
Tôn trọng sự cần thiết của bản đồ trong học tập và cuộc sống.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. Phiếu học tập.
- Các bản đồ trong SHS.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Lịch sử và Địa lí 6.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
- Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em muốn đi đến Bảo tàng Hà Nội, nhưng em lại không biết đường. Vậy em sẽ làm cách nào để tìm kiếm đường đi?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Em tìm kiếm đường đi đến Bảo tàng Hà Nội bằng cách xem bản đồ chỉ dẫn đường đi, hoặc tìm kiếm trên điện thoại thông minh, hỏi người lớn,...
- GV dẫn dắt vấn đề: Kĩ thuật và công nghệ giúp chúng ta tìm kiếm đường đi một cách dễ dàng. Chỉ cần một thiết bị di động kết nốt Internet, với vài thao tác đơn giản, người tham gia giao thông được hướng dẫn chính vác nơi họ muốn đến. Tuy nhiên, ngay cả với công nghệ này, chường ta vẫn cần đến bản đồ đường di. Bởi vì nó rất hữu ích để lựa chọn tuyến đường sẽ đi trong chuyến hành trình, tìm ví trí của các địa điểm, ước tính thời gian di chuyển và bổ sung thông tin cần thiết. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 3: Tìm đường đi trên bản đồ.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Phương hướng trên bản đồ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được trên bản đồ có 4 hướng chính: bắc, nam, đông, tây; để xách định phương hướng trên bản đồ, người ta sử dụng hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I Phương hướng trên bản đồ và Hình 3.1 SHS trang 120 và trả lời câu hỏi: + Trên bản đồ có những hướng chính nào? + Để xác định phương hướng trên bản đồ, người ta sử dụng cách nào?
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3.2, Hình 3.3 và hướng dẫn cho HS: Đối với những bản đồ không thể hiện lưới kinh, vĩ tuyến chúng ta cần dựa vào kim chỉ nam hoặc mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
- GV giải thích thêm: Ngoài cách gọi phương hướng theo chữ, người ta còn gọi phướng hướng theo độ. - GV yêu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 3.4 và trả lời câu hỏi: + Xác định vị trí của Hội trường thống nhất (Dinh Độc lập), chợ Bến Thành, nhà hát Thành phố, nhà thờ Đức Bà. + Hãy cho biết Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở phía nào của Hội trường Thống nhất? Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở phía nào của chợ Bến Thành? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, cặp trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, cặp khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 1. Phương hướng trên bản đồ - Các hướng chính trên bản đồ là Bắc, Nam, Đông, Tây; các hướng trung gian là Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam,.... - Để xác định phương hướng trên bản đồ người ta sử dụng hệ thống kinh, vĩ tuyến và quy ước như sau: phần chính giữa bản đó là trung tâm, phía trên của kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới của kinh tuyến chỉ hướng nam, bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây.
- Xác định vị trí: HS chỉ và xác định trực tiếp trên bản đồ. - Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở phía Đông Nam so với Hội trường Thống nhất và nằm ở phía Bắc so với chợ Bến Thành. |
Hoạt động 2: Tỉ lệ bản đồ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực tế; có 2 cách thể hiện tỉ lệ trên bản đồ là tỉ lệ số và tỉ lệ thước; biết cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ bản đồ.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao NV học tập - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II Tỉ lệ bản đồ SHS trang 121 và trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? + Người ta dùng cách nào để thể hiện tỉ lệ bản đồ? Cho biết sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước?
- GV trình chiếu hai bản đồ và yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: Nhận xét về kích thước lãnh thổ Việt Nam qua Bản đồ Hành chính Việt Nam và bản đồ Các nước Đông Nam Á? Vì sao có sự khác nhau đó?
Bản đồ Các nước Đông Nam Á
Bản đồ Hành chính Việt Nam - GV hướng dẫn cho HS: Để tính khoảng cách trên thực địa (theo đường chim bay) dựa vào tỉ lệ bản đồ, cần thao tác như sau: + Ðo khoảng cách giữa hai điểm trên tờ bản đồ bằng thước kẻ. - Đọc độ dài đoạn vừa đo trên thước kẻ. + Dựa vào tỉ lệ bản đó để tính khoảng cách trên thực địa. - GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu bài tập số 1: + Nhóm 1: Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Thủ đô Hà Nội bao nhiêu ki-lô-mét? + Nhóm 2: Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa hai địa điểm đó là bao nhiêu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. | 2. Tỉ lệ bản đồ - Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ của khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách trên thực địa. - Để thể hiện tỉ lệ bản đồ người ta dùng tỉ lệ số và tỉ lệ thước. - Sự khác nhau giữa tỉ lệ số và tỉ lệ thước: + Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại. (Ví dụ tỉ lệ 1 : 100 000, có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với 100 000cm (1km) trên thực tế. + Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo tính sẵn. Mỗi đoạn trên thước đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế. - Có sự khác nhau về kích thước và mức độ chi tiết (Bản đồ Hành chính Việt Nam thể hiện lãnh thổ Việt Nam rõ ràng hơn) là do hai bản đồ có tỉ lệ khác nhau. + Bản đồ Các nước Đông Nam Á: 1: 40 000 000. + Bản đồ Hành chính Việt Nam: 1 : 10 000 000.
- Nhóm 1: Bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai địa điểm đó cách Thủ đô Hà Nội lần lượt là 1,5 cm x 60 km = 90 km, 5 cm x 60 km = 300 km (vì 1 cm trên bản đồ tỉ lệ I : 6 000 000 tương ứng 60 km ngoài thực tế). - Nhóm 2: Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 250 km, trên bản đồ tỉ lệ 1 : 500 000 khoảng cách giữa hai địa điểm đó là 250 km : 5 km = 50 cm (vì 1cm trên bản đồ 1 : 500 000 tương ứng với 5 km thực tế).
|
Hoạt động 3: Tìm đường đi trên bản đồ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được bản đồ rất hữu ích; các kĩ năng để đọc bản đồ.
- Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
- Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm