Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Giáo án Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX sách Lịch sử và Địa lí 8 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 8 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 8 cánh diều Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

                      

CHƯƠNG 4: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

BÀI 9: CÁC NƯỚC ÂU – MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
  • Nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại của các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Tìm hiểu, nhận thức, tư duy lịch sử: thông qua việc khai thác các nguồn thông tin, tư liệu và hình ảnh để mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc; nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  • Vận dụng kiến thức: thông qua việc lấy dẫn chứng các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc; liên hệ việc đế quốc Pháp xâm lược và bóc lột nhân dân Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, có ý thức tự giác trong học tập, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được giao.
  • Trung thực và trách nhiệm, đánh giá sự kiện lịch sử dựa trên các nguồn sử liệu tin cậy, khách quan; biết phê phán những điệu luận sai trái, xuyên tạc lịch sử.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực, SHS, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, timeline, sơ đồ hóa kiến thức, giáo án điện tử.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 8 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo. HS ghép các mảnh của bức hình lại cho đúng và giới thiệu ngắn gọn về nội dung bức hình.
  4. Sản phẩm: Các bức hình được ghép đúng và giới thiệu ngắn gọn nội dung các bức hình đó.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi Mảnh ghép hoàn hảo.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Các bức hình được thay đổi vị trí.  HS ghép các mảnh của bức hình lại cho đúng và giới thiệu ngắn gọn về nội dung bức hình. 

- GV lần lượt trình chiếu các bức hình:

  
  

Hình 1

  
  

Hình 2

  
  

Hình 3

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát nhanh hình ảnh, ghép các mảnh ghép và viết ngắn gọn về bức hình sau khi đã hoàn chỉnh.

- GV quan sát, theo dõi HS trong quá trình chơi trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS xung phong lần lượt trả lời câu hỏi về 3 bức hình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Hình 1 - Thế giới đã bị phân chia (Tranh biếm họa): Các nước đế quốc tiến hành phân chia thuộc địa vào đầu thế kỉ XX.

+ Hình 2 – Tranh biếm họa đương thời về các tổ chức độc quyền ở Mỹ: Các tổ chức độc quyền câu kết chặt chẽ với nhau, chi phối nhà nước tư bản (điển hình là Mỹ).

+ Hình 3 – Con bạch tuộc (Tranh biếm họa): Biểu tượng về sự mở rộng xâm lược thuộc địa của đế quốc Anh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sau gần một thế kỉ phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn tự do cạnh tranh, vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Vậy quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc có những nét chính gì? Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ có những điểm gì nổi bật? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được những nét chính về quá trình hình chủ nghĩa đế quốc (gắn liền với sự hình thành các tổ chức độc quyền và mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa).
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 9.1- 9.3, tư liệu, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả những nét chính về quá hình thành chủ nghĩa đế quốc.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 9.1- 9.3, tư liệu, thông tin mục 1 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Mô tả những nét chính về quá hình thành chủ nghĩa đế quốc.

  

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức độc quyền:

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

- Các hình thức và tác động của tổ chức độc quyền:

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

- Đặc điểm của các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng:

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

2. Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa

- Lí do các nước tư bản đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

- Thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào đầu thế kỉ XX:

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

3. Nhận xét (về diện tích thuộc địa và các mâu thuẫn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa)

…………………………………………………………..

…………………………………………………………..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt nêu 3 nội dung về những nét chính trong quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Vào khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc. Quá trình này gắn liền với chủ nghĩa tư bản độc quyền và sự mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

1. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền

- Nguyên nhân xuất hiện các tổ chức độc quyền:

+ Nhờ ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp, kinh tế tư bản các nước Âu – Mỹ phát triển nhanh chóng.

+ Các nhà tư bản có xu hướng tập trung sản xuất, tập trung tư bản.

Các tổ chức độc quyền ra đời, từng bước chi phối và lũng đoạn đất nước.

Tổ chức độc quyền: là liên minh giữa những nhà tư bản to để tập trung vào trong tay một phần to (thậm chí toàn bộ) món hàng của một ngành, cho phép liên minh này phát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của lĩnh vực đó.

- Các hình thức và tác động của tổ chức độc quyền:

+ Hình thức: các-ten, xanh-đi-ca (ở Anh, Pháp, Đức), tơ-rớt (ở Mỹ),…

Các-ten là hình thức đơn vị độc quyền dựa trên sự kí kết hiệp định giữa các xí nghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, qui mô sản lượng, thị trường tiêu thụ, kì hạn thanh toán… Còn việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa do bản thân mỗi thành viên thực hiện.

Xanh-đi-ca là tổ chức độc quyền, trong đó việc tiêu thụ hàng hóa do một ban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

- Các-ten và xanh-đi-ca  bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, một hình thức độc quyền mới ra đời là tơ-rớt.

- Tơ-rớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụ vào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.

+ Tác động: các nhà tư bản thỏa thuận ở những mức độ khác nhau về vốn, số lượng sản xuất, thị trường,…

- Đặc điểm của các tổ chức độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng:

+ Từ việc cho vay vốn, các nhà tư bản ngân hàng đã tham gia vào sản xuất, kinh doanh.

+ Tư bản công nghiệp cũng góp vốn vào ngân hàng.

Hình thành tầng lớp tư bản tài chính, thao túng về kinh tế, tài chính,… của quốc gia.

 

2. Sự mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa

- Lí do các nước tư bản đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước tư bản Âu – Mỹ đẩy mạnh mở rộng thị trường, xâm chiếm thuộc địa:

·        Anh, Pháp: đã có nhiều thuộc địa nhưng vẫn muốn mở rộng thêm.

·        Đức, Mỹ: đang trên đà phát triển, nhưng lại có quá ít thuộc địa, khao khát thị trường.

→ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản trong giai đoạn này diễn ra gay gắt.

- Thuộc địa của các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức và Mỹ vào đầu thế kỉ XX:

 

3. Nhận xét (về diện tích thuộc địa và các mâu thuẫn trong thời đại đế quốc chủ nghĩa)

- Trong quá trình chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, các nước đều thi hành chính sách mở rộng thị trường và xâm chiếm thuộc địa. Tuy nhiên, diện tích thuộc địa giữa các nước đế quốc không đều nhau, dẫn đến mâu thuẫn gay gắt.

- Trong thời đại đế quốc nổi lên nhiều mâu thuẫn chồng chéo: giữa các dân tộc thuộc địa với đế quốc xâm lược, giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Trong đó, mâu thuẫn giữa các nước đế quốc liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa đã dẫn đến việc thành lập hai khối quân sự đối đầu, làm bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  2. Nội dung: GV áp dụng mô hình lớp học đảo ngược, giao nhiệm vụ cho HS làm việc theo 4 nhóm chuyên gia (ở nhà), khai thác Hình 9.3 – 9.6, mục Em có biết, thông tin mục II, SGK tr.40, 41 và trả lời câu hỏi: Nêu những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức và Mỹ) từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
  3. Sản phẩm: Bài trình bày PowerPoint, infographic hoặc giấy A0 của HS và chuẩn kiến thức của GV.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 8 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

Giáo án điện tử Lịch sử 8 cánh diều Bài 12: Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 8 CÁNH DIỀU CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

Chat hỗ trợ
Chat ngay