Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 14: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA (TỪ THÁNG 9- 1945 ĐẾN THÁNG 12- 1946)
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những biện pháp của Chính phủ Việt Nam nhằm củng cố chính quyền cách mạng:
a) Tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6-1-1946.
b) Tăng cường quân sự, phát động chiến tranh với Trung Hoa Dân quốc.
c) Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc thông qua việc kiện toàn Mặt trận Việt Minh.
d) Tạm thời chấp nhận sự cai quản của quân Anh tại Nam Bộ.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Đúng | d) Sai |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về nội dung của hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp:
a) Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, là thành viên của liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
b) Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
c) Việt Nam chấp nhận để Pháp đưa quân vào toàn quốc, hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí cũ.
d) Việt Nam nhượng quyền kiểm soát kinh tế cho Pháp tại miền Nam, công nhận Việt Nam có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc tổ chức Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946 là một thắng lợi quan trọng vì:
a) Giúp củng cố chính quyền cách mạng còn non trẻ.
b) Đảm bảo tính hợp pháp của Chính phủ liên hiệp kháng chiến.
c) Chứng minh khả năng độc lập về tài chính của quốc gia.
d) Là cơ sở để kêu gọi các quốc gia tiến bộ trên thế giới giúp đỡ Việt Nam.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945-1946 có đặc điểm là
a) Nhân dân Nam Bộ kiên cường kháng chiến ngay từ ngày 23-9-1945.
b) Pháp mở rộng chiến tranh ra Bắc ngay từ cuối năm 1945.
c) Pháp nhận sự hỗ trợ của quân Anh trong cuộc chiến ở Nam Bộ.
d) Chính phủ Việt Nam kiến quyết không có hành động hòa hõa.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các biện pháp giải quyết những khó khăn về văn hóa của Chính phủ năm 1946 là:
a) Để xoá nạn mù chữ, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ.
b) Các trường phổ thông và đại học được khai giảng. Nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
c) Chính phủ ra Sắc lệnh thành lập Viện Khoa học Quốc gia để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, giảng dạy trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội.
d) Chính phủ kêu gọi tạm ngừng hoạt động của một số trường học để tập trung nguồn lực cho việc xây dựng các cơ sở giáo dục mới phù hợp với tình hình đất nước.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các biện pháp giải quyết nạn đói sau cách mạng tháng Tám của nước ta:
a) Thành lập các hũ gạo cứu đói.
b) Phát động phong trào “Quỹ độc lập”.
c) Vận động toàn dân tăng gia sản xuất.
d) Kêu gọi sự viện trợ từ các nước Đông Dương.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về ý nghĩa của hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 giữa Việt Nam và Pháp:
a) Nước ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
b) Đẩy 20 vạn quân Pháp cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
c) Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền mới chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp.
d) Mỹ ngừng viện trợ cho Pháp, yêu cầu Pháp rút hết quân khỏi Việt Nam.
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình văn hóa giáo dục của nước ta ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
a) Hơn 90% dân số không biết chữ.
b) Các tệ nạn xã hội, dịch bệnh tràn lan.
c) Nền kinh tế Việt Nam đã nghèo nàn, lạc hậu.
d) Văn hóa bị lai tạp, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ Trung Hoa.
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về những khó khăn về giặc ngoại xâm của Việt Nam ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945:
a) Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, quân đội Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa Đông minh kéo vào Việt Nam.
b) Từ vĩ tuyến 18 trở vào Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc lấy danh nghĩa Đông minh kéo vào Việt Nam.
c) Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
d) Từ vĩ tuyến 18 trở ra Bắc, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về các biện pháp giải quyết khó khăn về tài chính của Chính phủ năm 1946 là:
a) Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
b) Tăng thuế đối với nhân dân để xây dựng quân đội.
c) Chính phủ phát động xây dựng “Quỹ độc lập”.
d) Phát hành trái phiếu vay nợ nước ngoài.
Đáp án: