Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

Giáo án Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

BÀI 14: XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM 

DÂN CHỦ CỘNG HÒA (TỪ THÁNG 9 - 1945 ĐẾN THÁNG 12 – 1946)

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 14.1 – 14.10), phần Em có biết để nắm được những nội dung cơ bản về công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 – 1945 đến tháng 12 – 1946). 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, quân sự,… trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945; Trình bày được những nét chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Bộ. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trên cơ sở tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học ở mục 2, kĩ năng đọc – hiểu vấn đề trong tư liệu 14.5 liên quan đến câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, HS liên hệ với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, chia sẻ suy nghĩ của bản thân với thầy cô giáo và bạn bè về vai trò, nhiệm vụ của HS. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 

  • Nhân ái: Sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng bào khi gặp hoạn nạn, khó khăn.

  • Trách nhiệm: Củng cố năng lực giao tiếp, hợp tác và chia sẻ các hoạt động nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Xây dựng và bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946). 

  • Bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946); Video kỉ niệm 76 năm ngày Nam Bộ kháng chiến.

  • Lược đồ về phạm vi các lực lượng quân đội Anh và Trung Hoa dân quốc giải giáp quân đội Nhật Bản theo Hội nghị Pốt-xđam (1945).

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Xây dựng và bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946). 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS cả lớp nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

- Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

- Theo em, bài hát viết về sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

c. Sản phẩm: Cảm nhận về bài hát Nam Bộ kháng chiến.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp nghe bài hát Nam Bộ kháng chiến (Nhạc và lời: Tạ Thanh Sơn, 1946).

https://www.youtube.com/watch?v=dcNSvOBrOik

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi:

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

+ Theo em, bài hát viết về sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe bài hát, cảm nhận, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu cảm nhận về bài hát Nam Bộ kháng chiến.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Ngày 23/9/1945, Nam bộ chủ động vùng lên tấn công địch. Mảnh đất thân thương nơi phía Nam Tổ quốc đã “đi trước” trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc. Bài hát Nam Bộ kháng chiến đã ra đời trong khí thế sôi sục của Nam bộ và cả nước quyết chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Với giai điệu hào hùng, bài hát gợi nhớ về một thời vô cùng gian khổ nhưng rất đỗi tự hào, một thời cả nước hành quân ra tuyến lửa.

+ Gần 80 năm đã đi qua theo dòng thời gian, nhưng cứ vào những ngày tháng 9 lịch sử, chúng ta vẫn nghe âm vang hào khí mùa thu kháng chiến năm xưa qua giai điệu trầm hùng, dũng tiến, kiên cường réo gọi quanh đây: “Thuốc súng kém, chân đi không mà đoàn người giàu lòng vì nước. Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng”.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài hát đưa chúng ta trở về những ngày mùa thu năm 1945. Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, “sơn hà nguy biến”. Trước tình thế đó, Chính phủ đã đề ra những chủ trương, biện pháp gì để giải quyết khó khăn, bảo vệ thành quả cách mạng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Xây dựng và củng cố chính quyền

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Hình 14.1, thông tin mục 1 SGK tr.70, 71 và trả lời câu hỏi: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Hình 14.1, thông tin mục 1 SGK tr.70, 71 để tìm hiểu về những biện pháp xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

14.1. Số đặc biệt của báo Quốc hội

ra ngày Tổng tuyển cử, 6/1/1946

 GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân sau: Điền vào chỗ chấm “…” cụm từ thích hợp trong các đoạn thông tin dưới đây.

- Ngày 6/1/1946: lần đầu tiên nhân dân Việt Nam được thực hiện …..(1)….. khi bỏ phiếu bầu …..(2)…..

- Tháng 3/1946: …..(3)….. được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

- Tháng 11/1946, Quốc hội ban hành …..(4)….. đầu tiên của

Việt Nam, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành …..(5)….., đến tháng 5/1946, đổi thành …..(6)…..

Gợi ý:

1. quyền công dân

2. đại biểu Quốc hội

3. Chính phủ Liên hiệp kháng chiến

4. Hiến pháp

5. Vệ quốc đoàn

6. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, tổng hợp bài tập nhanh vừa thực hiện, thảo luận và trả lời câu hỏi: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có những biện pháp gì để xây dựng và củng cố chính quyền?

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

+ Vì sao phải thực hiện nhiệm vụ đó?

+ Nêu các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Ngày 9/11/1946, sự kiện Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa như thế nào?

- GV cho HS xem thêm:

+ Video Hiến pháp 1946 - Chỗ dựa vững chắc để kháng chiến, kiến quốc.

https://www.youtube.com/watch?v=n7JwUEPMLGA

+ Video Hiến pháp năm 1946 - Hiến pháp khuôn mẫu của lịch sử lập hiến Việt Nam:

https://www.youtube.com/watch?v=FkZwJNQZqq8 (GV cho HS xem thêm nếu còn thời gian). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục kết hợp tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những biện pháp chủ yếu để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của sự kiện sự kiện Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và là một trong những hiến pháp tiến bộ bậc nhất châu Á lúc bấy giờ).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:   

+ Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước  Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải đối mặt với nhiều khó khăn: chính quyền cách mạng còn non trẻ và lực lượng vũ trang còn yếu, nền độc lập dân tộc đe dọa nghiêm trọng. 

+ Để đưa đất nước vượt qua những khó khăn đó, Đảng ta đề ra những biện pháp như: Tổ chức cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên trong phạm vi cả nước, đưa ra các quyết định về chính sách đối nội, đối ngoại, thành lập Chính phủ liên hiệp kháng chiến và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,..

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Xây dựng và củng cố chính quyền

* Tình thế “hiểm nghèo” mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Quân sự: 

+ Quân đội các nước phe Đồng minh lấy danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật  kéo vào Việt Nam. 

+ Phía bắc vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc, tay sai âm mưu lật đổ Chính quyền nước ta.

+ Ở phía nam, quân Anh mở đường cho thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, khôi phục ách thống trị. 

- Kinh tế:

+ Nông nghiệp mất mùa, nguy cơ nạn đói mới xảy ra.

+ Tài chính quốc gia trống rỗng.

- Văn hóa:   90% dân số không biết chữ.

→ Ngày 3/9/1945, Chính phủ đề ra những việc cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

* Các biện pháp của Chính phủ để xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:

- Về chính trị:

+ Ngày 6/1/1946: lần đầu tiên nhân dân Việt Nam thực hiện quyền công dân, bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội.

+ Tháng 3/1946: Chính phủ Liên hiệp kháng chiến được thành lập, Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

+ Tháng 11/1946: Quốc hội ban hành Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lí vững chắc để xây dựng, bảo vệ đất nước.

- Về quân sự: Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn. Tháng 5/1946, đổi thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.

 

 

 

 

 

Tư liệu 1. Xây dựng và củng cố chính quyền.

     1.1. “Hậu quả của chính sách bóc lột tàn bạo của bọn phát xít Pháp, Nhật, cùng với nạn lũ lụt nghiêm trọng ở chín tỉnh Bắc Bộ đã cướp đi sinh mệnh hơn 2 triệu đồng bào từ Quảng Trị trở ra vào cuối năm 1944 đầu năm 1945”. 

(Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Những sự kiện lịch sử Đảng (1945 - 1954),

tập II, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, trang 16)

     1.2. “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946... Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình”. 

(Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, báo Cứu Quốc, số 134, ngày 5/1/1946)

     1.3. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”.

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Video: Bác Hồ với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên.

https://www.youtube.com/watch?v=nwYrnAY8GGY

Video: Ngày tổng tuyển cử đầu tiên năm 1946.

https://www.youtube.com/watch?v=vXIydQnLYPg

Video: 75 năm Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội khóa I.

https://www.youtube.com/watch?v=VIGz3LHfT-0

Hoạt động 2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 14.2 – 14.6, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 2 SGK tr.71, 72 và trả lời câu hỏi:

- Chính phủ đã đề ra những biện pháp chủ yếu gì để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục?

- Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác Tư liệu 14.2 – 14.6, thông tin mục 2 SGK tr.71, 72.

14.2. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do độc lập cũng không làm gì”. Vì vậy, Nhà nước cần phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn; 2. Làm cho dân có mặc; 3. Làm cho dân có chỗ ở”.

(Báo Cứu Quốc, ngày 11/1/1946)

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

14.3. Đoàn cứu tế, cứu đói 

của Quốc hội khóa I đi quyên góp gạo.

Trưởng hội là đại biểu Quốc hội Ngô Tử Hạ (người kéo xe mặc áo dài đội nón)

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

14.4. Đoàn tàu điện của Chính phủ chở gạo cứu trợ 

vùng bị nạn đói do thiên tai

14.5. “Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.

Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. 

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

14.6. Một lớp Bình dân học vụ 

ở Hà Nội những ngày đầu độc lập

Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, trang 7)

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân sau: Điền vào chỗ chấm “…” cụm từ thích hợp trong các đoạn thông tin dưới đây.

- Nông nghiệp mất mùa, dẫn đến …..(1)…..nghiêm trọng. 

+ Trước mắt: …..(2)…..,“Hũ gạo cứu đói”.

+ Lâu dài: …..(3)….. “Tấc đất tấc vàng”, ban hành các sắc lệnh giảm tô, thuế, chia lại ruộng đất, sửa chữa đê điều,...

- 90% dân số …..(4)….. 

+ Trước mắt: Thành lập …..(5)….., tổ chức phong trào xóa nạn mù chữ.

+ Lâu dài: Tổ chức …..(6)….., nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu đổi mới.

- …..(7)…..quốc gia trống rỗng.

+ Trước mắt: Huy động tinh thần …..(8)…..của nhân dân.

+ Lâu dài: Phát hành …..(9)…..

Gợi ý:

(1). nạn đói

(2). “nhường cơm sẻ áo”

(3). Tăng gia sản xuất

(4). mù chữ

(5) Nha Bình dân học vụ

(6). hệ thống trường học

(7). Ngân sách

(8). tự nguyện đóng góp

(9). tiền Việt Nam

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, tổng hợp kết quả bài tập nhanh vừa làm và trả lời câu hỏi:

+ Đọc tư liệu 14.2, hãy cho biết theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?

 + Chính phủ đã đề ra những biện pháp chủ yếu gì để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục?

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Khó khăn về kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là gì? Hãy nêu các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết khó khăn về kinh tế của chính quyền cách mạng, kết quả của các biện pháp được triển khai?

+ Tình hình văn hóa, xã hội nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế nào? Hãy nêu các biện pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết “giặc dốt” và xây dựng nền văn hóa mới của dân tộc, kết quả của các biện pháp được triển khai?

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Từ câu nói của Hồ Chủ tịch “Đói, dốt, ngoại xâm là ba thứ giặc nguy hiểm nhất”, em hãy xác định khó khăn nào là nghiêm trọng nhất với nhân dân, khó khăn nào là nguy hiểm nhất với nền độc lập dân tộc, khó khăn nào là ảnh hưởng đến quyền làm chủ đất nước, suy yếu sức mạnh dân tộc.

- GV hướng dẫn HS đọc mục Nhân vật lịch sử SGK tr.72 để tìm hiểu về nhà tư sản yêu nước có nhiều đóng góp nhất về tài chính cho quốc gia - Trịnh Văn Bô và giới thiệu thêm:

Nhân vật lịch sử

Trịnh Văn Bô (1914 – 1918)

Trịnh Văn Bô là nhà tư sản yêu nước. Tại nhà của ông ở số 48 phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Hồ Chí Minh viết bản Tuyên ngôn Độc lập

CHƯƠNG 4: VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

những ngày cuối tháng 8. Trong “Tuần lễ vàng; ông đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5 147 lạng vàng. Hiện nay, tên ông được đặt cho một đường phố ở Hà Nội.

“Chỉ riêng vợ chồng ông Trịnh Văn Bô đã ủng hộ tổng cộng cho Chính phủ 5 147 lượng vàng, tương đương với 2 triệu đồng Đông Dương (theo thời giá lúc đó). Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô đã để lại tất cả tài sản, theo Chính phủ và Bác Hồ lên Việt Bắc tham gia kháng chiến” (Bộ Tài chính, Gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô và những cống hiến cho nền tài chính cách mạng Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội, 2013, tr.17 - 18).

Video: Ký ức đẹp về vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô - doanh nhân hiến hơn 5.000 cây vàng cho cách mạng.

https://www.youtube.com/watch?v=Q6QeosriyxA (từ 0s11 – 6p11). 

Việc làm của nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô thể hiện truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam. 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, những biện pháp trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những biện pháp chủ yếu để giải quyết những khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Khó khăn nghiệm trọng nhất với nhân dân: nạn đói.

+ Khó khăn nguy hiểm nhất với nền độc lập: âm mưu xâm lược của Pháp với Trung Hoa Dân quốc.

+ Khó khăn ảnh hưởng đến quyền làm chủ đất nước, suy yếu sức mạnh dân tộc: nạn dốt. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Ý nghĩa của những biện pháp trong việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng, giải quyết khó khăn về kinh tế, văn hóa, giáo dục trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945:

+ Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

+ Vì quyền lợi của nhân dân, xây dựng được khối liên minh công – nông vững chắc.

+ Tạo ra sức mạnh tổng hợp để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chính phủ đã đề ra các biện pháp trước mắt và lâu dài về kinh tế, văn hóa, giáo dục để diệt giặc dốt, giặc đói và giải quyết khó khăn về tài chính. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

* Giải quyết nạn đói (là nhiệm vụ quan trọng nhất – làm cho dân có ăn, có mặc, chỗ ở). 

- Biện pháp trước mắt: Chính phủ kêu gọi:

+ “Nhường cơm sẻ áo”, lập các hũ gạo cứu đói.

+ Cứu trợ vùng bị đói, nghiêm trị  tích trữ,....

- Biện pháp lâu dài:

+ Tăng gia sản xuất

+ Tiến hành giảm tô.

+ Xóa bỏ thuế thân.

+ Chia ruộng đất công công bằng.

→  Nạn đói bị đẩy lùi, sản xuất nông nghiệp bắt đầu phục hồi. 

* Xóa nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho người dân.

- Biện pháp trước mắt:  ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi toàn dân tham gia diệt “giặc dốt”.

- Biện pháp lâu dài:

+ Khai giảng các cấp từ phổ thông và đại học đầu T9/1945.

+ Nội dung phương pháp giáo dục đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ.

* Tài chính

- Biện pháp trước mắt: 

Chính phủ tổ chức quyên góp:

+ “Quỹ độc lập”.

+ “Tuần lễ vàng”.

- Biện pháp lâu dài: Tháng 11/1946, Chính phủ phát hành tiền Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHUNG

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (bổ sung)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 (P2_

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950) (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P4)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P4)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ CHUNG

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (P2)

Chat hỗ trợ
Chat ngay