Trắc nghiệm đúng sai Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Phiếu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đ/S môn Lịch sử 9 Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách chân trời sáng tạo. Bộ câu hỏi nhằm giúp học sinh vừa ôn tập bài học, vừa làm quen dần với dạng bài tập mới trong chương trình thi THPT. Các câu hỏi tăng dần về độ khó. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
BÀI 10: LIÊN XÔ VÀ ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về việc sau khi thành lập nhà nước dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu đã:
a) Cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản.
b) Thành lập các Đảng cộng sản đại diện cho quyền lại của nhân dân lao động.
c) Cải cách trong hệ thống chính trị, chuyển từ chế độ quân chủ sang chế độ cộng hòa.
d) Tiến hành công nghiệp hóa nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Đáp án:
a) Đúng | b) Sai | c) Sai | d) Đúng |
Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình xã hội của Liên Xô từ năm 1945- 1991:
a) Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% lực lượng lao động trong cả nước và có trên 30 triệu người làm việc trí óc.
b) Từ cuối những năm 70, đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
c) Từ năm 1989, tình hình xã hội ngày càng chuyển biến tích cực.
d) Cơ cấu xã hội Liên Xô có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và tri thức gia tăng.
Đáp án:
Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về mục đích thành lập của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV):
a) Thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.
b) Được thành lập để cạnh tranh với Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).
c) Tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
d) Được giải thể vào năm 1980 do khủng hoảng kinh tế.
Đáp án:
Câu 4: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình văn hóa ở Liên Xô từ năm 1945- 1991:
a) Sau năm 1945, văn hoá của Liên Xô phát triển, thực hiện chế độ giáo dục miễn phí - thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội.
b) Liên Xô cũng thúc đẩy giao lưu văn hoá giữa các dân tộc trong nước và với các quốc gia trên thế giới.
c) Năm 1971, công nhân chiếm hơn 55% lực lượng lao động trong cả nước và có trên 30 triệu người làm việc trí óc.
d) Từ cuối những năm 70, đời sống của nhân dân Liên Xô suy giảm, niềm tin vào chủ nghĩa xã hội lung lay dẫn đến bất bình gia tăng.
Đáp án:
Câu 5: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình văn hóa của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, ở các nước Đông Âu, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ.
b) Từ cuối những năm 70, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Đông Âu khó khăn.
c) Văn hoá của các nước Đông Âu có bước phát triển vượt bậc.
d) Từ nửa sau những năm 80 đến năm 1991, ở các nước Đông Âu xuất hiện nhiều ấn phẩm văn hoá có nội dung chống chủ nghĩa xã hội, tuyên truyền chế độ đa nguyên.
Đáp án:
Câu 6: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về vai trò của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
a) Là lực lượng chính giúp đỡ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
b) Là quốc gia khởi xướng việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
c) Chủ trương duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
d) Đưa ra chính sách chia rẽ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Đáp án:
Câu 7: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Từ năm 1944 đến năm 1946, nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản đã thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân.
b) Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu diễn biến hết sức phức tạp.
c) Đến đầu những năm 80, tình hình chính trị ở các nước Đông Âu chuyển biến tích cực hơn giai đoạn trước.
d) Các nước Đông Âu lần lượt tham gia vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Đáp án:
Câu 8: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình xã hội của các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Sau khi Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời, ở các nước Đông Âu, giai cấp bóc lột bị xoá bỏ.
b) Từ cuối những năm 70, khủng hoảng kinh tế làm cho đời sống của các tầng lớp nhân dân ở Đông Âu khó khăn.
c) Từ năm 1975, tình hình xã hội ngày càng chuyển biến tích cực.
d) Từ cuối thập niên 70, cơ cấu xã hội Đông Âu có những biến đổi tích cực, thành phần công nhân và tri thức gia tăng.
Đáp án:
Câu 9: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình chính trị của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991:
a) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành bầu cử Xô viết các cấp, thực hiện dân chủ hoá hệ thống chính trị.
b) Tới đầu những năm 80 của thế kỉ XX, Liên Xô lâm vào khủng hoảng chính trị.
c) Liên Xô khởi xướng việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
d) Đưa ra chính sách chia rẽ các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Đáp án:
Câu 10: Trong các đặc điểm sau, đâu là ý đúng, đâu là ý sai khi nói về tình hình kinh tế của Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991:
a) 1946 - 1950, Liên Xô thực hiện khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
b) Trở thành nước đầu tiên thực hiện chính sách kinh tế thị trường toàn diện.
c) Đến những năm 60, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ).
d) Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1949).
Đáp án:
=> Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991