Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 chân trời Bài 18: Tập tính ở động vật
Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 18: Tập tính ở động vật. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.
Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo
BÀI 18. TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
Câu 1: Khi nói về tập tính kiếm ăn:
“Tập tính kiếm ăn của động vật là khác nhau. Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là do học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc do kinh nghiệm của bản thân. Ví dụ: Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi, sau đó nhảy lên vỗ hoặc rượt đuổi, cắn vào cổ con mồi.”
Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
a) Phần lớn là các tập tính học được.
b) Đối với các động vật ăn thịt có tập tính rình mồi và vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công.
c) Đối với con mồi có tập tính lần trốn chạy hoặc tự vệ.
d) Phần lớn là tập tính bẩm sinh.
Câu 2: Khi nói đến tập tính động vật:
“Tập tính động vật là những hành vi phản ứng lại kích thích từ môi trường, giúp chúng thích nghi và sinh tồn. Có hai loại chính: tập tính bẩm sinh, được di truyền như săn mồi, xây tổ, ve vãn bạn tình; và tập tính học được, hình thành qua trải nghiệm như huấn luyện, tìm đường hay ghi nhớ mối nguy hiểm. Ví dụ, ong thợ có tập tính bẩm sinh tìm mật, trong khi cá heo có thể học các kỹ thuật săn mồi từ đồng loại.”
Phát biểu nào sau đây đúng?
a) Phần lớn các tập tính ở động vật bậc thấp là tập tính bẩm sinh.
b) Số lượng các tập tính học được tỷ lệ thuận với sự tiến hoá của hệ thần kinh.
c) Các tập tính bẩm sinh phức tạp gọi là bản năng.
d) Tập tính học được không chịu ảnh hưởng của di truyền.
Câu 3: Ở loài chim tu hú, thay vì làm tổ, để trứng rồi ấp và chăm con như những loài chim khác, vào mùa sinh sản, chim tu hú cái thường đi tìm tổ chim chích và gửi trứng của mình ở trong đó. Trước khi bỏ đi, tu hú mẹ không quên “tẩm bổ” cho mình bằng một quả trứng chim chích, vừa mới được vài ngày tuổi. Vì trứng chim tu hú khá giống trứng của loài chim chích, khiến chim chích cứ vô tư ấp nở như lẽ tự nhiên. Ngoài ra, thức ăn của tu hú mẹ là các loài sâu có độc tố. Đối với chim tu hú trưởng thành chúng có khả năng miễn nhiễm, tuy vậy ở chim tu hú non còn yếu ớt rất dễ gặp nguy hiểm, thậm chí mất mạng, khi ăn phải loài sâu này. Tìm hiểu về loài chim tu hú và xét các nhận định sau đây:
a) Tập tính bẩm sinh của loài chim tú hú là đẻ trứng vào tổ của chim chích và để chim chích ấp trứng thay mình.
b) Khi nhìn thấy trứng của chim chích, tập tính săn mồi của chim tú hú trỗi dậy và chúng ăn luôn những quả trứng đó.
c) Tập tính vị tha đã khiến chim chích vô tư ấp nở trứng của chim tu hú.
d) Đẻ và nhờ loài khác nuôi hộ con của mình là việc làm cần thiết để tránh nguy hiểm cho con non.
=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 18: Tập tính ở động vật