Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 chân trời Bài 4: Quang hợp ở thực vật

Tài liệu trắc nghiệm dạng câu trả lời ngắn Sinh học 11 chân trời sáng tạo Bài 4: Quang hợp ở thực vật. Dựa trên kiến thức của bài học, bộ tài liệu được biên soạn chi tiết, đúng trọng tâm và rõ ràng. Câu hỏi đa dạng với các mức độ khó dễ khác nhau. Tài liệu có file Word tải về. Thời gian tới, nội dung này sẽ tiếp tục được bổ sung.

Xem: => Giáo án sinh học 11 chân trời sáng tạo

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Câu 1. Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển do các nhà máy sản xuất, hoạt động giao thông, đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch làm trái đất nóng lên, băng tan chảy, mực nước biển dâng cao và các loài sinh vật trên trái nguy cơ tuyệt chủng. Nhận định nào sau đúng hay sai khi nói về giải pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính?

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

a) Trồng rừng phủ xanh đồi trọc để quang hợp làm giảm CO2.

b) Tạm thời chưa cần vội hoàn thiện các bộ luật bảo vệ rừng và môi trường.

c) Chặt cây xung quanh nhà để điều tiết vi khí hậu trong gia đình.

d) Tuyên truyền và giáo dục ý thức về giá trị và ích lợi của việc bảo vệ rừng.

Câu 2: Dựa trên hình vẽ minh họa về cấu tạo lục lạp, hãy cho biết mỗi nhận định sau là đúng hay sai? 

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

a) Lục lạp được cấu tạo bởi 2 lớp màng.

b) Chất nền (I), thylakoid hay các túi dẹt (II), 2 lớp màng lục lạp bao bọc (III) và các grana (IV).

c) Trong lục lạp có các phân tử DNA vòng, có nguồn gốc từ plasmit của vi khuẩn.

d) Chỉ có trong chất nền (stroma) mới có các phân tử diệp lục.

Câu 3: Để nghiên cứu sự khác biệt giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với cây non của hai loài thực vật, một cây ưa bóng (gỗ sồi) và một cây ưa sáng (gỗ liễu). Cây con được trồng và nảy mầm trong lồng kính sau đó dùng vải tối màu để che nhằm giới hạn lượng ánh sáng chiếu vào chỉ còn bằng 3% và 44% so với bình thường. Sau 5 tuần thu lấy một lá (kích thước bình thường và vẫn còn trên cây) ra khỏi lồng kính để nghiên cứu trong thời gian ngắn. Lá được tiếp xúc với ánh sáng bình thường trong vài phút để đo cường độ quang hợp, sau đó người ta tiếp tục phân tích hàm lượng diệp lục (hàm lượng, khối lượng) và diện tích bề mặt lá. Các kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng diện tích bề mặt trên mỗi gam mô lá để có thể so sánh giữa hai loài (chúng có kích thước lá khác nhau). Hình dưới đây thể hiện kết quả thu được (lưu ý rằng đơn vị đo cường độ ánh sáng ở đây là foot-candle (fc) = 10.764 lux, một loại đơn vị đo cường độ ánh sáng cũ, trong điều kiện ánh sáng bình thường cường độ ánh sáng xấp xỉ 4500 fc).

BÀI 4. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

a) Cường độ ánh sáng tăng tỉ lệ thuận với cường độ quang hợp.

b) Hàm lượng diệp lục của cả 2 loài cây đều tăng khi trồng trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp hơn để bù đắp cho mức ánh sáng thấp giúp cây thu nhận được nhiều ánh sáng hơn   

c) Diện tích bề mặt lá của cây ưa bóng thấp hơn cây ưa sáng trong mọi điều kiện. giúp phân bố (hoặc trải đều) các trung tâm phản ứng sáng càng nhiều, từ đó chúng có thể hấp thụ được lượng ánh sáng tối đa trong điều kiện bóng râm.

d) Loại thực vật ưa sáng sẽ có sự biến động lớn nhất về cường độ quang hợp theo thời gian để đáp ứng với thay đổi điều kiện chiếu sáng trong ngày.

=> Giáo án Sinh học 11 chân trời bài 4: Quang hợp ở thực vật

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm đúng sai sinh học 11 chân trời sáng tạo cả năm - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay