Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 16: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 16: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 16: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện ở quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do lao động.

B. Quyền tự do ngôn luận

C. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 2: Ở nước ta, công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân?

A. Đủ 14 tuổi.

B. Đủ 16 tuổi.

C. Đủ 18 tuổi.

D. Đủ 21 tuổi.

Câu 3: Quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân là quyền của ai dưới đây?

A. Quyền của mọi công dân.

B. Quyền của công dân từ 18 tuổi trở lên.

C. Quyền của công dân đủ 21 tuổi trở lên.

D. Quyền của công dân từ 25 tuổi trở lên.

Câu 4: Ý nào sau đây không đúng về quyền con người được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội

B. Mọi người đều có quyền sống

C. Mọi người có quyền lấy mô, bộ phận cơ thể của người khác nhằm chữa trị cho bản thân.

D. Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình

Câu 5: Đâu không phải là quyền về chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định

B. Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí nhưng không được phép chỉ trích những sai lầm, sai phạm của các quan chức chính quyền.

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

D. Quyền có nơi ở hợp pháp

Câu 6: Đâu không phải là một nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013?

A. Nghĩa vụ học tập

B. Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc

C. Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định

D. Nghĩa vụ đi học đại học, cao đẳng

Câu 7: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 từ:

A. Điều 1 đến điều 13

B. Điều 14 đến điều 49

C. Điều 49 đến điều 62

D. Điều 63 đến điều 90

Câu 8: Việc làm nào dưới đây không thể hiện sự tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân?

A. Bạn P nộp hồ sơ và được trúng tuyển vào Công ty A làm việc.

B. Bạn M tích cực học tập khi được Nhà nước hỗ trợ và cộng điểm vào đại học, vì là học sinh vùng cao.

C. Chị Q tham gia đóng góp ý kiến cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

D. Anh D viết đơn tố cáo ông H cán bộ xã về hành vi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: “Quyền con người và quyền công dân là một.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì điều này đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền công dân.

B. Đúng, vì “quyền công dân” và “quyền con người” chỉ là hai cách gọi có thể thay thế cho nhau, không nhằm chỉ các nội dung khác nhau.

C. Sai, vì quyền con người có mối tương quan về lí thuyết và thực tiễn cuộc sống so với luật pháp quy định.

D. Sai, vì hai khái niệm này có nét tương đồng chứ không đồng nhất. Quyền con người bao hàm rộng hơn, mang tính chất toàn cầu, toàn nhân loại còn quyền công dân chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhất định.

Câu 2: “Quyền con người không bị giới hạn.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng vì, điều này đã được quy định tại khoản 2, Điều 16 Hiến pháp năm 2013 về giới hạn của quyền con người.

B. Đúng vì con người luôn được tự do làm những gì mình muốn, như thế mới tạo nên một quốc gia độc lập, tự do, hạnh phúc.

C. Sai, vì quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

D. Cả A và B.

Câu 3: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được pháp luật trao quyền thì phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng.

B. Sai, vì khoản 1 Điều 15 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quyền công dân không liên quan đến nghĩa vụ công dân. Công dân thực hiện quyền lợi và đảm bảo nghĩa vụ của mình.

C. Sai, vì quyền công dân nếu không tách rời khỏi nghĩa vụ công dân sẽ dẫn tới tình trạng chồng chéo, rối rắm, khiến người dân và cơ quan thực hiện pháp luật khó xác định.

D. Cả B và C.

Câu 4: “H lén đọc tin nhắn trong điện thoại của chị gái.” Em có nhận xét gì về hành vi của H trong tình huống này?

A. Hành vi của H thể hiện sự ngốc nghếch vì H làm lộ liễu khiến người ta đánh giá là vi phạm pháp luật.

B. Hành vi của H là sai, đáng phê phán. Hành vi đó đã xâm phạm quyền được giữ bí mật thư tín, điện thoại của chị gái H.

C. Hành vi của H không có gì là sai trái. Theo quy định của Hiến pháp 2013, nếu là người thân trong gia đình thì có quyền đọc tin nhắn của người khác.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “A ngăn cản các bạn trong lớp đọc trộm nhật kí của M.” Em có nhận xét gì về hành vi của A trong tình huống này?

A. Hành vi của A là không hợp lí vì làm như vậy có thể bị các bạn đó đánh cho một trận.

B. Hành vi của A là đúng, vì đã góp phần thực hiện quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của M.

C. Hành vi của A là sai vì A vi phạm quyền được hoạt động tự do của con người.

D. Hành vi của A là sai vì các bạn trong lớp không hề vi phạm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân.

Câu 6: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về nam nữ?

A. Công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt

B. Công dân nam có nhiều quyền hơn công dân nữ về mọi mặt

C. Công dân nam có nhiều quyền lợi về xã hội hơn công dân nữ, trong khi công dân nữ lại có nhiều quyền lợi về kinh tế hơn công dân nam.

D. Công dân nam sau khi đã kết hôn không còn quyền lợi gì cả, công dân nữ sau khi kết hôn có mọi quyền lợi.

Câu 7: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về dân sự?

A. Anh A vào nhà của bà H mà không được sự đồng ý.

B. Anh Đ và chị N đi đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã trước khi làm đám cưới.

C. Ông Q Chủ tịch xã đã tôn trọng ý kiến phát biểu của mọi người trong cuộc họp với nhân dân.

D. Bạn T đã trả lại bức thư mình nhặt được cho bạn K.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “D khuyên M nên tích cực tham gia các buổi tổng vệ sinh làm sạch đường làng ở thôn xóm vào các ngày cuối tuần.” Em có nhận xét gì về hành vi của D trong tình huống này?

A. Hành vi của D là đúng, rất đáng học tập. D đã khuyến khích M thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân về bảo vệ môi trường.

B. Hành vi của D là đúng, rất đáng học tập. D đã khuyến khích M thực hiện tốt quyền của công dân về làm đẹp quê hương, đất nước.

C. Hành vi của D là thừa thãi, lãng phí thời gian. Cả D và M không có nghĩa vụ phải quét dọn đường, làng ngõ xóm.

D. Cả A và B.

Câu 2: “N chủ động đề nghị bố mẹ cho phép mình tự lựa chọn ngành nghề khi đăng kí thi đại học.” Em có nhận xét gì về hành vi của N trong tình huống này?

A. Hành vi của N là đúng, vì vốn dĩ bố mẹ N không có quyền gì trong việc lựa chọn ngành nghề của con.

B. Hành vi của N là đúng, vì bạn đã phát huy được truyền thống hiếu học của người Việt Nam.

C. Hành vi của N là đúng, vì bạn đã phát huy quyền được tự do lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....” Hành vi của K đã xâm phạm tới quyền nào của M?

A. Quyền sống

B. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm

C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

D. Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 4: “Do mâu thuẫn trong nhóm học tập nên K tung tin sai sự thật trên mạng xã hội, nói M là người không biết giữ lời hứa, vay tiền không trả,....” M nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. M nên yêu cầu K chấm dứt hành vi sai phạm của mình nếu không sẽ báo công an.

B. M cũng đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội để nói xấu lại K.

C. M nên thuê sát thủ giết chết K.

D. M nên hack Facebook của K rồi tự mình đăng bài bôi nhọ K lên chính trang của K.

Câu 5: “Thôn của B sắp tổ chức một cuộc họp để bàn bạc phương án xây dựng sân vui chơi cho trẻ em. B có nhiều ý tưởng hay và rất muốn tham gia cuộc họp để bày tỏ ý kiến của mình nhưng lại ngại vì cho rằng mọi người sẽ không muốn lắng nghe ý kiến của một người nhỏ tuổi.”

Dựa vào quy định của Hiến pháp năm 2013, em hãy đưa ra lời khuyên để giúp B có những ứng xử phù hợp và đúng pháp luật.

A. Em khuyên B nên tham dự cuộc họp, nếu không được cho vào thì báo ngay cho công an để buộc tội họ vi phạm quyền trẻ em.

B. Em khuyên B nên xin phép mọi người để được đóng góp ý kiến, nếu mọi người không đồng ý thì chỉ cho họ thấy những quy định trong Hiến pháp.

C. Em khuyên B không nên tham gia vì một đứa trẻ nhỏ sẽ làm mất đi tính chất trang trọng của một cuộc họp.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Trong lúc dọn dẹp vệ sinh ven đường, cô T phát hiện một em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Cô vội vàng đưa em đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ, sau đó tiến hành các thủ tục nhận nuôi theo quy định của pháp luật. Nhiều người khi biết chuyện đã rất cảm động và tìm đến nhà để tặng quà cho em bé cũng như nói lời cảm ơn với cô T. Nếu không có cô rất có thể sức khoẻ, tính mạng em bé sẽ bị ảnh hưởng, quyền sống còn của em sẽ không được đảm bảo.”

Qua tình huống này, ta thấy rằng việc làm của cô T đã:

A. Vi phạm quyền được nuôi dưỡng của cha mẹ ruột của đứa trẻ.

B. Đảm bảo quyền sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ cho em bé.

C. Thể hiện quyền bình đẳng của đứa trẻ trước pháp luật.

D. Cả B và C.

Câu 2: “Năm đủ 18 tuổi, anh V lần đầu được cầm trên tay lá phiếu tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Anh rất hãnh diện và tự nhủ sẽ cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để sau này có thể ứng cử tham gia vào Hội đồng nhân dân xã, đóng góp công sức phát triển quê hương thêm giàu đẹp.”

Trong trường hợp này, anh V:

A. Đã vi phạm quyền của công dân trong bầu cử, khi chưa đủ tuổi đã đi bầu cử.

B. Đã vi phạm quyền tự do ngôn luận vì không để cho những người làm ở chính quyền xã được phát huy tiềm năng

C. Đã thực hiện quyền bầu cử của công dân.

D. Đã thực hiện quyền ứng cử của công dân.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay