Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 11: công dân với hệ thống chính trị nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 11: CÔNG DÂN VỚI HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (20 câu)

Câu 1: Tính thống nhất trong đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam thể hiện ở

A. Sự lãnh đạo thống nhất của một đảng duy nhất cầm quyền là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Sự thống nhất về mục tiêu chính trị của toàn bộ hệ thống là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam với nội dung: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

C. Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Tính gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự kiểm tra giám sát của nhân dân thể hiện ở

A. Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

B. Sự thống nhất của hệ thống tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương, với các bộ phận hợp thành.

C. Sự thống nhất ở nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là tập trung dân chủ.

D. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

Câu 3: Sự kết hợp giữa tính giai cấp và tính dân tộc của hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện ở

A. Chế độ chính trị ở Việt Nam là thể chế chính trị một đảng duy nhất cầm quyền.

B. Các giai cấp, tầng lớp nhân dân được đại diện bởi các tổ chức thành viên trong hệ thống chính trị, đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

C. Nhà nước là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

D. Cả A, B, C

Câu 4: Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng được quy định trong Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

B. Hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 6: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước được chia theo

A. Cơ cấu tổ chức theo địa lý – kinh tế

B. Cơ cấu tổ chức theo vị trí

C. Cơ cấu tổ chức theo vùng miền khu vực

D. Cơ cấu tổ chức theo cấp bậc hành chính – lãnh thổ

Câu 7: Các chức năng cơ bản của bộ máy hành chính Nhà nước là?

A. Chức năng kinh tế

B. Chức năng hiện đại

C. Chức năng quốc tế

D. Chức năng tập trung

Câu 8: Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước được chia theo

A. Cơ cấu tổ chức theo xã hội

B. Cơ cấu tổ chức theo chức năng

C. Cơ cấu tổ chức theo nhiệm vụ

D. Cơ cấu tổ chức theo kinh tế

Câu 9: Bộ máy hành chính Trung ương được chia thành

A. Các bộ

B. Các Bộ, Văn phòng, Ban

C. Các bộ, ban, ngành

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Bộ máy hành chính Nhà nước bao gồm cơ quan nào sau đây?

A. Viện Kiểm sát Nhân dân và UBND

B. Quốc hội

C. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

D. Chính phủ

Câu 11: Đặc điểm cơ bản của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đó là?

A. Tổ chức chính trị – xã hội lớn mạnh dành cho giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức và người lao động.

B. Mang tính chất quần chúng

C. Mang tính chất giai cấp công nhân

D. Cả A, B, C

Câu 12: Đặc điểm cơ bản của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là?

A. Tổ chức thực hiện chức năng chính là tham mưu, giám sát, đoàn kết dân tộc, chăm lo cho đời sống, lợi ích của các thành viên.

B. Thực hiện quyền dân chủ và đổi mới xã hội

C. Giữ vững mối liên hệ chặt chẽ với đảng, nhà nước và nhân dân.

D. Cả A, B, C

Câu 13: Bộ máy hành chính Nhà nước không bao gồm cơ quan nào sau đây?

A. UBND cấp tỉnh

B. Chính phủ

C. Quốc hội

D. UBND cấp huyện

Câu 14: Các nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là

A. Tập trung dân chủ

B. Tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân vào hành chính Nhà nước

C. Đảng lãnh đạo đối với hành chính Nhà nước

D. Tất cả đều đúng

Câu 15:  Những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân?

A. Nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. Phát huy vai trò giám sát của hội đồng nhân dân.

B. bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

C. Tổ chức hợp lý chính quyền địa phương, phân định thẩm quyền đối với chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

D. Cả A, B, C

Câu 16: Những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

B. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian, chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ, phân cấp mạnh cho cấp dưới và gắn với thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên.

C. xác định rõ, rành mạch, cụ thể quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện tốt hơn cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước.

D. Cả A, B, C

Câu 17: Những việc công dân cần làm để thực hiện nghĩa vụ xây dựng và hoàn thiện Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. Chấn chỉnh bộ máy và quy chế hoạt động của cơ quan, cán bộ, công chức.

B. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

C. Cơ cấu lại các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước các cấp theo hướng giảm cấp phó, bỏ cấp trung gian, chuyển các bộ phận phục vụ sang hình thức hợp đồng dịch vụ, phân cấp mạnh cho cấp dưới và gắn với thực hiện có hiệu quả thanh tra, kiểm tra của cấp trên.

D. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây của học sinh trung học phổ thông là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

A. Góp ý cho dự thảo Báo cáo tổng kết công tác Đoàn Thanh niên.

B. Phổ biến quy định về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

C. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi văn bản pháp luật.

D. Triển khai thực hiện nhiệm vụ của Hội Nông dân nhiệm kì mới.

Câu 19: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm

A. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chỉnh phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước

B. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chỉnh phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân

C. Chủ tịch nước, Chỉnh phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân, Chính quyền địa phương

D. Chủ tịch nước, Chỉnh phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm soát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia

Câu 20: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc

A. Pháp quyền xã hội chủ nghĩa

B. Tập trung dân chủ

C. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước

D. Cả A, B, C

2. THÔNG HIỂU (10 câu)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây đúng khi phát biểu về đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo.

C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động.

Câu 2: Hành vi nào sau đây cần thực hiện đối với những hành vi chống phá hệ thống chính trị Việt nam?

A. Lên án gay gắt. Cơ quan chức năng cần phải nghiêm trị, răn đe.

B. Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý kinh tế, văn hóa, xã hội, khai thác thông tin trên báo chí chính thống về những vụ việc tiêu cực xảy ra trong đời sống xã hội để hư cấu, xuyên tạc, thổi phồng.

C. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu

D. Lợi dụng mạng xã hội để lan truyền thông tin bịa đặt

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước

B. Tập trung dân chủ

C. Nguyên tắc công khai minh bạch

D. Nguyên tắc liêm chính

Câu 4: Đâu không phải là nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc lịch sử

B. Tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân vào hành chính nhà nước

C. Kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ

D. Nguyên tắc quản lý Nhà nước bằng pháp luật

Câu 5: Nội dung nào sau đây là không đúng?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức chính trị có vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước được xác định là một tổ chức chính trị cầm quyền.

C. Mục tiêu chung của các bộ phận cấu thành hệ thống chính trị Việt Nam là giữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội.

D. Mọi hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị ở Việt Nam đều phục vụ cho lợi ích của dân tộc.

Câu 6: Ý nào dưới đây là đúng?

A. Bảo đảm sự thống nhất giữa bản chất của giai cấp công nhân và tính nhân dân, tính dân tộc rộng rãi là đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam.

B. Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lí luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam, quyền lực của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực của nhân dân giao cho.

D. Cả A, B, C

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng với về Mặt trận tổ quốc Việt Nam?

A. Mặt trận tổ quốc Việt Nam được thành lập theo cơ chế bầu cử dân chủ được phân cấp để hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

B. Mặt trận tổ quốc Việt Nam còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát, bảo vệ, tham gia xây dựng Nhà nước, quản lí xã hội.

C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam luôn được xem là tổ chức đại diện cho ý chí đại đoàn kết và nguyện vọng chân chính của nhân dân các tầng lớp trên toàn đất nước.

D. Cả A, B, C

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng về Quốc hội?

A. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân

B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

C. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

D. Cả A, B, C

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không phù  hợp với quy định của Luật Tổ chức Quốc Hội?

A. Tổng số đại biểu Quốc hội tối thiểu là 500 người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách

B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ qua thường trực của Quốc hội

C. Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn gồm Hội dồng Dân tộc, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Kinh tế, ...

D. Quốc hội họp công khai, mỗi năm có một số kì họp. Kì họp là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội

Câu 10: Ý kiến nào sau đây là đúng?

A. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội. Để thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Ủy ban)

B. Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Công hòa xã hooij chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội

C. Chủ tịch nước là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

D. Cả A, B, C

3. VẬN DỤNG (6 câu)

Câu 1: Giả sử chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà em vì ghen ghét, đố kị, bất mãn nên thường xuyên đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương. Em hãy chọn cách thực hiện nghĩa vụ công dân phù hợp với quy định của pháp luật mà em có thể thực hiện được.

A. Tố cáo hành động đặt điều nói xấu chính quyền, cán bộ địa phương lên công an phương.

B. Giải thích cho hàng xóm nghe hành động như thế là không đúng, có thể bị phạt vì tội đặt điều, vu khống.

C. Tuyên truyền cho người dân biết về những hành vi vi phạm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ phải chịu những hậu quả.

D. Cả A, B, C

Câu 2: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, các quan hệ chính trị giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây?

A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ.

B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát.

C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra.

Câu 3: Tổ chức nào dưới đây giữ vị trí trụ cột trong hệ thống chính trị ở Việt Nam?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

C. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

D. Công đoàn Việt Nam.

Câu 4: Trong hệ thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam là một tổ chức thành viên của tổ chức chính trị – xã hội nào dưới đây?

A. Nhà nước.

B. Mặt trận Tổ quốc.

C. Quốc hội.

D. Công đoàn.

Câu 5: Trong hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không bao gồm tổ chức chính trị - xã hội nào dưới đây?

A. Hội Nhà báo Việt Nam.

B. Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

C. Hội Nông dân Việt Nam.

D. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Câu 6: Sau 29 năm là quân nhân chuyên nghiệp, ông Q xuất ngũ và trở về quê hương sinh sống. Ông Q mong muốn được làm việc trong hệ thống chính trị ở địa phương để tiếp tục đóng góp sức mình phục vụ quê hương. Theo em, tổ chức chính trị - xã hội nào có thể đáp ứng được nguyện vọng của ông Q?

A. Hội Cựu chiến binh Việt Nam

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

C. Bộ Lao động  - Thương binh và Xã hội

D. Bộ Quốc Phòng

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Em hãy ghép nội dung ở cột B với một nội dung ở cột A sao cho phù hợp.

A

B

1. Tổ chức chính trị

a. Đảng Cộng sản Việt Nam

2. Tổ chức liên minh chính trị

b. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

c. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

3. Tổ chức chính trị - xã hội

d. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

e. Hội Nông dân Việt Nam

4. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp

g. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

h. Hội Cựu chiến binh Việt Nam

5. Tổ chức xã hội

i. Hội Nhà báo Việt Nam

k. Đoàn Luật sư Việt Nam

6. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp

m. Hội Luật gia Việt Nam

n. Hội Người cao tuổi Việt Nam

A. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – c; 5 – i; 6 – k;

B. 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c; 5 – i; 6 – k;

C. 1 – a; 2 – b; 3 – c; 4 – d; 5 – i; 6 – k;

D. 1 – a; 2 – b; 3 – d; 4 – i; 5 – c; 6 – k;

Câu 2: Người nào dưới đây đang công tác trong tổ chức chính trị - xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Chị M là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ của huyện X.

B. Anh K là Chủ nhiệm câu lạc bộ nghệ thuật phường Y.

C. Bà N là thành viên của đội văn nghệ Hoạ Mi thuộc xã Z.

D. Ông T là chủ trang trại nuôi tôm thẻ trắng ở thôn V.

Câu 3: Hành động của chủ thể nào dưới đây là biểu hiện của việc thực hiện nghĩa vụ công dân trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính trị?

A. Chị M tố cáo hành vi chống phá Đảng và Nhà nước.

B. Ông D khiếu nại về quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông.

C. Anh P đầu tư vốn và công nghệ để cải tiến quy trình sản xuất.

D. Cô N biên soạn tài liệu chuyển đổi kĩ thuật số cho học sinh.

Câu 4: Anh M đã sử dụng Facebook kết bạn với Q, thông qua mạng xã hội này M hướng dẫn (đăng nhập vào một trang mạng có tên là "VT” và đề nghị Q chia sẻ những thông tin đọc được với bạn bè, người thân. Khi Q truy cập trang "VT". Q đã phát hiện thấy nhiều bài viết, thông tin có nội dung phản ánh sai lệch sự việc, vu cáo, bịa đặt, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa. Q đã kể lại những thông tin này với A và P. A cho rằng đó chỉ là những thông tin trên mạng nên không cần để ý, nhưng P thì thấy rằng đây là việc phải báo với cơ quan chức năng. Em hãy nhận xét suy nghĩ và việc làm của M, Q, A, P.

A. Việc làm của M, A là không đúng, chưa có ý thức tố cáo những việc làm sai trái. Q và P đã có ý thức lên án, phê phán về những hành động sai trái đó.

B. Việc làm của Q, P là đúng, chúng ta không cần thiết báo cáo những trang web đó bởi đó chỉ là những thông tin trên mạng

C. Việc làm của Q, P là đúng bởi nếu trực tiếp lên án phê phán những trang mạng đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân và gia đình.

D. Cả B, C đều đúng

Câu 5: Trong bối cảnh các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá đất nước ta trên nhiều lĩnh vực, nếu ở nơi em sinh sống phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ chọn cách nào dưới đây để thực hiện nghĩa vụ công dân trong việc bảo vệ Nhà nước và chính quyền nhân dân mà vẫn đảm bảo an toàn cho bản thân? Hãy giải thích vì sao em chọn cách làm đó mà không chọn các cách còn lại.

A. Trao đổi về nội dung tờ rơi với các bạn trong lớp.

B. Báo với cô giáo chủ nhiệm về nội dung của tờ rơi.

C. Đưa lên trang Facebook nội dung của tờ rơi này.

D. Cả A, B, C đều sai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay