Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 14: hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 14: HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (8 câu)

Câu 1: Hiến pháp là gì?

A. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất về các lĩnh vực văn hoá, xã hội, do Bộ Thể thao, Văn hoá và Du lịch trực tiếp quản lí nhằm hướng tới một xã hội văn minh và giàu mạnh, đảm bảo quyền lợi cho người dân và doanh nghiệp.

B. Là một bộ những nguyên tắc cơ bản thể hiện ý chí và nguyện vọng chung của một đất nước, đó thường là những phương hướng, những chủ trương, chính sách hướng tới một xã hội công bằng, văn minh, dân giàu, nước mạnh.

C. Là bộ luật cao nhất mang tính tượng trưng cho pháp luật của một quốc gia, theo đó chính phủ của quốc gia đó phải tuân theo những điều đã đề ra để đảm bảo không vi phạm luật pháp quốc tế.

D. Là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

Câu 2: “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật …(1)…, có hiệu lực pháp lí …(2)…, do …(3)… ban hành để quy định những vấn đề quan trọng của đất nước.”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. cốt lõi, mạnh nhất, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản

B. chi tiết, thấp nhất, Chủ tịch nước

C. quan trọng, trung bình, cơ quan luật pháp

D. cơ bản, cao nhất, Quốc hội

Câu 3: Hiến pháp hiện hành của nước ta là:

A. Hiến pháp 2009

B. Hiến pháp 2013

C. Hiến pháp 2018

D. Hiến pháp 2022

Câu 4: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là:

A. Hiến pháp 1945

B. Hiến pháp 1946

C. Hiến pháp 1975

D. Hiến pháp 1992

Câu 5: Hiến pháp năm 2013 quy định gì về trẻ em?

A. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

B. Trẻ em không được tham gia vào các vấn đề về trẻ em nếu không được người lớn cho phép

C. Chỉ bố mẹ của trẻ mới được phép xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng trẻ em.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Ngay sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi việc xây dựng Hiến pháp là:

A. Một việc làm quan trọng nhưng chưa cần thiết trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn

B. Một nhiệm vụ cấp bách

C. Một thành tựu to lớn của những con người đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà

D. Cả B và C.

Câu 7: Là công dân Việt Nam, chúng ta phải có nghĩa vụ:

A. Tiêu diệt hoàn toàn Hiến pháp

B. Xoá bỏ những điều không đúng trong Hiến pháp

C. Tuân thủ Hiến pháp

D. Lật đổ hệ tư tưởng trong Hiến pháp

Câu 8: Đâu không phải khẳng định đúng về Hiến pháp?

A. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

B. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.

C. Hiến pháp thể hiện tập trung nhất ý chí và bảo vệ lợi ích của nhân dân.

D. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".

Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản

B. Hiến pháp là đạo luật cơ bản, là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định

D. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

Câu 2: Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".

Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản

B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.

Nội dung trên thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013?

A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản

B. Hiến pháp là cơ sở để ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Cho đoạn thông tin sau:

“Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.

Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.”

Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 là gì?

A. Thể chế hoá đường lối chính sách lớn của Đảng

B. Ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.

C. Xác lập vị thế mới của quốc gia trên trường quốc tế

D. Cả A và B.

Câu 5: Đọc đoạn thông tin ở câu 4 phần Thông hiểu. Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 là gì?

A. Thể chế hoá đường lối chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.

B. Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, văn hoá - xã hội, của chính sách kinh tế, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.

C. Xây dựng một hệ tư tưởng mới trên nền tảng tư tưởng hiện đại đáp ứng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Đọc đoạn thông tin ở câu 4 phần Thông hiểu. Đâu không phải là một sự thay đổi về bố cục của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992?

A. Đưa chương Quyền con người, của con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước

B. Tách các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành nhiều chương

C. Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”

D. Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.

Câu 7: Đâu là hành vi không tuân thủ Hiến pháp?

A. Anh X thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Ông M không tham gia bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã.

C. Chị T là cán bộ Hội Phụ nữ luôn tích cực trong các hoạt động giúp đỡ mọi người.

D. Doanh nghiệp A đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng vì Quốc hội dựa trên Hiến pháp để ban hành các luật lệ khác.

B. Đúng vì đây là nguyên tắc xây dựng Hiến pháp mà các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa đều tuân theo.

C. Sai vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Sai vì Hiến pháp là luật chi tiết của Quốc hội.

Câu 2: “Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Hiến pháp là luật quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của đất nước. Vì vậy, khi hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước có sự thay đổi lớn thì Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn.

B. Đúng, vì Hiến pháp là yếu tố quan trọng làm thay đổi dòng chảy của lịch sử quốc gia, là yếu tố nền tảng cho sự phát triển của thế giới.

C. Sai, vì Hiến pháp chỉ đưa ra những quy luật căn bản để xây dựng nên những bộ luật khác mà những điều này thì không bao giờ sai cả nên Hiến pháp không cần thiết phải sửa đổi, các luật kế thừa mới cần sửa đổi.

D. Sai, vì Hiến pháp không có liên quan đến hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước, nó chỉ đơn giản là một văn bản có tính tượng trưng, đại diện cho quyền độc lập của một dân tộc.

Câu 3: “Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực của nhân dân, thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân trong việc quản lý nhà nước.

B. Đúng, vì việc lấy ý kiến của nhân dân thực chất cũng chỉ là để làm cho ra vẻ là dân chủ, chứ còn thực tế, Quốc hội mới là người nắm quyền quyết định tất cả.

C. Sai, vì Quốc hội có quyền lập hiến nhưng việc lập hiến phải được tiến hành trên cơ sở lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong cả nước.

D. Cả A và B.

Câu 4: “Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Hiến pháp là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lí cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp. Các văn bản trái Hiến pháp, mâu thuẫn với Hiến pháp sẽ bị huỷ bỏ.

B. Sai, vì Hiến pháp không thể bao trùm hết mọi vấn đề được nên các văn bản quy phạm pháp luật còn phải tuỳ thuộc thực tế để đưa ra.

C. Sai, vì mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành sẽ dựa trên cơ sở của luật Quốc tế và tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Marx-Lenin

D. Cả B và C.

Câu 5: Vì sao Nhà nước cần phải ban hành Hiến pháp?

A. Vì Hiến pháp là một bộ luật mà Liên Hợp Quốc yêu cầu tất cả các nước thành viên đều phải có.

B. Vì Hiến pháp có giá trị hết sức quan trọng trong điều phối nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia.

C. Để quy định những vấn đề cơ bản, quan trọng của Nhà nước và xã hội, làm nguồn cho những văn bản luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao khi ban hành Luật Trẻ em năm 2016, Quốc hội phải căn cứ vào nội dung của Hiến pháp năm 2013?

A. Vì Hiến pháp là luật nguồn, là nền tảng cho các văn bản luật khác.

B. Vì Hiến pháp tiên đoán trước được những điều xảy ra trong tương lai.

C. Vì Hiến pháp 2013 là văn bản duy nhất mà Luật Trẻ em 2016 có thể dựa vào để lấy thông tin.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Cho các bước của quy trình làm và sửa đổi Hiến pháp:

1. Quốc hội thành lập Ban Dự thảo Hiến pháp

2. Quốc hội thông qua Hiến pháp

3. Chủ tịch nước công bố Hiến pháp

4. Soạn thảo Dự thảo Hiến pháp

5. Yêu cầu làm, sửa đổi Hiến pháp

6. Lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Hiến pháp

7. Trình Quốc hội thảo luận Dự thảo Hiến pháp

8. Quốc hội quyết định làm, sửa đổi Hiến pháp

Hãy sắp xếp lại theo trình tự đúng.

A. 8, 1, 4, 3, 7, 6, 5, 2

B. 7, 2, 4, 5, 6, 8, 3, 1

C. 3, 5, 7, 1, 4, 6, 8, 2

D. 5, 8, 1, 4, 6, 7, 2, 3

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay