Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội
Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Hoạt động sản xuất - vận chuyển
B. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng
C. Hoạt động phân phối - trao đổi
D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ
Câu 2: Hoạt động tiêu dùng là gì?
A. Là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
B. Là hoạt động mua các sản phẩm vật chất, tinh thần về để sử dụng.
C. Là mục đích của sản xuất.
D. Là hoạt động tiêu sài tiền và sử dụng những thứ mà mình mua được.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. "Đơn đặt hàng" cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 4: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi
C. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng
D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi.
Câu 5: Hoạt động sản xuất có vai trò gì trong đời sống xã hội?
A. Tạo ra những giá trị tinh thần đáp ứng nhu cầu của con người, cải thiện thu nhập cho người dân.
B. Phục vụ tinh thần, cải thiện thu nhập cho người dân; làm tăng lượng hàng hóa dự trữ cho xã hội.
C. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu và quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.
D. Tạo ra việc làm và nhu cầu sử dụng lao động; duy trì sự ổn định và phát triển nền kinh tế.
Câu 6: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò như thế nào?
A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. Là động lực kích thích người lao động.
C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 7: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định đối với điều gì?
A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
C. Thu nhập của người lao động.
D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 8: Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?
A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi.
2. THÔNG HIỂU (9 câu)
Câu 1: Đâu là hành vi thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
A. Công ti E làm giả hóa đơn, chứng từ để được miễn giảm thuế.
B. Hộ chăn nuôi gia cầm của ông K gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
C. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu A gắn chíp điện tử vào máy bơm để gian lận trong đo lường xăng dầu.
D. Công ti sản xuất phân bón S đã đầu tư hệ thống xử lí chất thải, giảm thiểu tiếng ồn, kê khai trung thực các hóa đơn, chứng từ cho cơ quan nhà nước.
Câu 2: Trang trại của ông A nuôi gà rồi sau đó bán trứng và cả gà. Hãy xác định hoạt động kinh tế mà ông A đã tham gia.
A. Hoạt động sản xuất và trao đổi.
B. Hoạt động phân phối – trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
D. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng.
Câu 3: Hành vi nào dưới đây thể hiện đúng nhất vai trò của các hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?
A. Công ti M trong quá trình sản xuất gây ra khói bụi làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
B. Doanh nghiệp K quảng cáo không đúng công dụng của sản phẩm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
C. Việc đầu tư dây chuyền, trang thiết bị, của Công ty H góp phần tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của người dân.
D. Nhận thấy nhu cầu mua gạo của người dân tăng mạnh, cửa hàng E đã có hành vi đầu cơ tích trữ, tự ý nâng giá sản phẩm.
Câu 4: Công ty của bà B mở dịch vụ tư vấn về tâm lí. Chi phí mà mỗi người đến với công ty của bà từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng tuỳ thuộc vào mức độ tư vấn. Những hoạt động kinh tế mà công ty của bà B đã tham gia là gì?
A. Hoạt động tư vấn
B. Hoạt động sản xuất và trao đổi
C. Hoạt động tiêu dùng
D. Hoạt động phân phối
Câu 5: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?
A. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.
B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm.
C. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế.
D. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Câu 6: Công ty C kinh doanh nhiều ngành nghề từ cơ khí lắp ráp, tin học công nghệ đến cung cấp dịch vụ giảng dạy. Công ty đã thuê nhiều người lao động để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và phân chia vào các bộ phận. Hãy xác định hoạt động kinh tế mà công ty C đã tham gia vào.
A. Hoạt động tiêu dùng
B. Hoạt động phân phối
C. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng
D. Hoạt động phân phối và sản xuất.
Câu 7: Mở rộng các cửa hàng bán lẻ, đa dạng các mặt hàng, chú trọng đến yếu tố chất lượng,... việc làm này của cửa hàng A đã thể hiện vai trò gì đối với đời sống xã hội?
A. Giải quyết được vấn đề chất lượng của hàng hóa, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
B. Giải quyết nhu cầu việc làm, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của người dân.
C. Kết nối giữa sản xuất với tiêu dùng, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người dân.
D. Tạo ra sản phẩm vật chất, tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
Câu 8: A sắp phải đi nghĩa vụ quân sự nên anh đến cửa hàng tạp hoá mua một số đồ đạc cần thiết. Anh A trong trường hợp này đã tham gia và hoạt động kinh tế gì?
A. Hoạt động trao đổi – phân phối
B. Hoạt động sản xuất
C. Hoạt động trao đổi và tiêu dùng
D. Hoạt động tiêu dùng
Câu 9: Ta có thể bác bỏ phát biểu nào sau đây?
A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
B. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.
C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
D. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát của nền kinh tế.
3. VẬN DỤNG (6 câu)
Câu 1: Bạn H không ủng hộ xu hướng “tiêu dùng xanh” vì cho rằng nó lãng phí hơn việc sử dụng túi nhựa, túi ni lông.
Lời khuyên nào dưới đây nào dưới đây là hữu ích nhất cho H để H chuyển sang ủng hộ xu hướng vì môi trường này?
A. Bạn hãy đi theo xu hướng này đi vì nếu không chúng tôi cũng sẽ áp đặt tư tưởng “tự nguyện trên tinh thần bắt buộc”.
B. Bạn hãy ủng hộ xu hướng này vì bạn nó không khó, hơn nữa bạn cũng chỉ cần làm cho ra vẻ thôi.
C. Bạn biết không, môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm trầm trọng nếu chúng ta không chung tay bảo vệ. Có thể ở nơi bạn ở, sự ảnh hưởng của ô nhiễm chưa nặng nề, chưa khiến bạn phải bảo vệ nhưng bảo vệ môi trường là việc mà cả thế giới phải chung tay thì mới có thể giải quyết vấn đề được.
D. Nói với H cả ba lời khuyên A, B, C.
Câu 2: Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất,... đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng.
Phương án nào dưới đây thể hiện một sự đánh giá khách quan, tôn trọng pháp luật?
A. Công ty A đã chú trọng đến sản phẩm để sản phẩm không gây hại cho người tiêu dùng. Đó là một hoạt động kinh doanh theo pháp luật và các công ty khác cần phải noi theo.
B. Công ty A đúng là không biết làm ăn kinh doanh, làm sạch sản phẩm quá chỉ khiến cho công ty kiếm được ít lợi nhuận.
C. Làm như vậy là không cần thiết, đáng ra công ty có dùng khoản tiền để đảm bảo an toàn thực phẩm đó cho công việc khác như marketing, mở rộng quy mô sản xuất.
D. Công ty A đã làm ăn đúng đắn, phù hợp với nguyên tắc tiêu dùng.
Câu 3: Cho tình huống sau: “Hộ kinh doanh trứng gia cầm của ông H đã thu mua trứng kém chất lượng, ngâm hóa chất không rõ nguồn gốc để kéo dài thời gian bảo quản và giúp trứng trông đẹp mắt hơn.”
Nếu em biết điều này, em sẽ hành động như thế nào cho đúng đắn nhất?
A. Khuyên giải ông H không nên làm như vậy.
B. Báo công an về hành vi vi phạm pháp luật của ông H.
C. Sang đánh ông H luôn và ngay với một thái độ không khoan nhượng.
D. Doạ ông H phải chia cho mình một phần lợi nhuận nếu không sẽ báo công an.
Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia các hoạt động kinh tế là trách nhiệm của mọi công dân.
B. Trong đời sống xã hội, các hoạt động kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu vật chất cho người dân.
C. Công dân có quyền phê phán, tẩy chay các hoạt động kinh tế trái pháp luật bằng việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
D. Mỗi hoạt động kinh tế đều có vai trò riêng và không tác động lẫn nhau.
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phân phối là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng.
B. Trao đổi là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất đóng vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được sản phẩm, duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng.
D. Nền kinh tế là một chỉnh thể bao gồm các hoạt động kinh tế cơ bản như sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
Câu 6: Với tư cách là công dân – học sinh, đâu không phải là trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào mỗi hoạt động kinh tế?
A. Tìm cách làm lợi cho bản thân một cách tối đa, chỉ cần không vi phạm pháp luật nhiều là được.
B. Phê phán các hoạt động kinh tế trái pháp luật, làm hỏng thuần phong mĩ tục.
C. Ngăn chặn các hoạt động làm rối loạn kinh tế như đầu cơ, tích chữ, buôn bán với giá cắt cổ,…
D. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về kinh tế.
4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)
Câu 1: Long năm nay mới học lớp 3 nhưng đã có ước mơ sau này trở thành tỉ phú. Theo em con đường nào sau đây sẽ là con đường đúng đắn và phù hợp cho Long?
A. Tích cực tìm hiểu những mánh khoé, chiêu bài, logic,… trong cờ bạc, cá độ, sổ xố để làm giàu.
B. Tích cực học tập, đào sâu về những lĩnh vực liên quan đến sở trường của mình, sau đó học về kinh doanh kinh tế, tin học công nghệ, tham gia các hoạt động, làm ở các công ty để mở mang kiến thức, kinh nghiệm, quan hệ rồi sau đó mở công ty.
C. Học tốt môn Giáo dục kinh tế và pháp luật.
D. Tìm hiểu và rèn luyện các chiêu trò nhằm gia tăng hiểu biết và mối quan hệ kết hợp với học tập trường lớp để sau này thành chính trị gia.
=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội