Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 13: chính quyền địa phương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 13: chính quyền địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 13: CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Hội đồng nhân dân là:

A. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương 

B. Cơ quan lãnh đạo ở địa phương 

C. Cơ quan hành chính ở địa phương.

D. Cơ quan giám sát ở địa phương.

Câu 2: Chức năng của Uỷ ban nhân dân là:

A. Giám sát, xem xét, theo dõi đánh giá hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa phương.

B. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do Cơ quan nhà nước cấp trên giao.

C. Quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

D. Tổ chức việc ban hành pháp luật ở địa phương.

Câu 3: Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước:

A. Nhân dân địa phương

B. Cơ quan nhà nước cấp trên

C. Uỷ ban hành chính quốc gia

D. Cả A và B.

Câu 4: Hội đồng nhân dân họp mỗi năm mấy kì?

A. 1 kì chính

B. 2 kì chính

C. 1 kì chính và 4 kì phụ

D. 2 kì chính và 8 kì phụ

Câu 5: Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do ai bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp

B. Uỷ ban nhân dân khoá trước

C. Hội đồng nhân dân cấp trên

D. Nhân dân

Câu 6: Đâu không phải một nhiệm vụ của Uỷ ban nhân dân?

A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương

B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân

C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao

D. Giải quyết, xét xử, tố giác các vụ án ở địa phương

Câu 7: Uỷ ban nhân dân quyết định các vấn đề bằng hình thức:

A. Chủ tịch quyết định

B. Nhân dân quyết định

C. Biểu quyết lấy ý kiến tập thể

D. Xem xét tính đúng đắn về mặt khoa học

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Uỷ ban nhân dân là Cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân vì:

A. Uỷ ban nhân dân là một bộ phận trực thuộc Hội đồng nhân dân.

B. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cấp trên bầu ra để quản lý, điều hành những công việc nhà nước ở địa phương theo đúng nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

D. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, các thành viên của Uỷ ban nhân dân đều là đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân?

A. Thường trực Hội đồng nhân dân; Uỷ viên

B. Thường trực Hội đồng nhân dân; Nhân viên hành chính

C. Hội đồng chủ quản; Đảng viên

D. Hội đồng chủ quản; Ban bí thư

Câu 3: Điền vào chỗ trống để hoàn thành cơ cấu tổ chức Uỷ ban nhân dân?

A. Bí thư; Phát thanh viên

B. Bí thư; Chỉ huy

C. Uỷ viên; Công an

D. Đảng viên; Uỷ viên

Câu 4: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tháng 11/2022 là ai?

A. Phan Văn Mãi

B. Nguyễn Văn Tùng

C. Lê Trung Chinh

D. Trần Sỹ Thanh

Câu 5: Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội tháng 11/2022 là ai?

A. Nông Đức Mạnh

B. Phùng Thị Hồng Hà

C. Nguyễn Ngọc Tuấn

D. Chu Ngọc Anh

Câu 6: Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, ngoại trừ:

A. Các biện pháp để phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật

B. Kiến nghị, đề xuất các văn bản luật của người dân lên các cấp cao hơn.

C. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền

D. Biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Hội đồng nhân dân hoạt động tập thể thông qua kì họp và quyết định theo đa số thông qua biểu quyết.

B. Đúng, vì nước Việt Nam là một nước dân chủ.

C. Sai, vì Hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân thể hiện nguyên phân quyền nhưng có sự phối hợp giữa các cơ quan.

D. Sai, vì Hình thức hoạt động của Uỷ bản nhân dân mới là thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 2: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn đều được tổ chức giống nhau.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì các cơ quan cùng chức năng phải có sự nhất quán.

B. Đúng, vì Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân đều trực thuộc Chính phủ, có những đặc điểm tương đồng nhau và cơ chế hoạt động giống nhau theo luật định.

C. Sai, vì Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ở thành phố và nông thôn được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.

D. Sai, vì điều này vi phạm nguyên tắc về tổ chức nhà nước theo Điều 20, Hiến pháp năm 2013.

Câu 3: “Hội đồng nhân dân có quyền quyết định tất cả các vấn đề tại địa phương.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan thực hiện quyền lập pháp tại địa phương.

B. Đúng, vì Hội đồng nhân dân là cơ quan duy nhất có quyền quyết định cách xử lí cho các vấn đề xảy ra ở địa phương.

C. Sai, vì Hội đồng nhân dân chỉ có quyền quyết định các vấn đề tại địa phương theo luật định.

D. Cả A và B.

Câu 4: “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân địa phương.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì sách giáo khoa GDKTPL 10 có ghi như vậy.

B. Đúng, vì nhân dân có quyền giám sát tối cao đối với tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

C. Sai, vì nhân dân địa phương trên thực tế không có bất kì quyền tác động gì đến Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đó chỉ là lý thuyết.

D. Cả A và B.

Câu 5: Hành vi nào sau đây là sai?

A. Anh T bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho người mình thích, mà không quan tâm tới trình độ, năng lực của ứng viên.

B. Cán bộ Uỷ ban nhân dân xã A lập nhiều kênh tiếp nhận thông tin để thu thập ý kiến phản hồi, góp ý, phản ánh của người dân trên địa bàn.

C. Mặc dù là cán bộ lãnh đạo ở Uỷ ban nhân dân tỉnh nhưng ông H từ chối và không can thiệp vào việc giải quyết của cảnh sát giao thông áp dụng biện pháp xử phạt hành vi vi phạm pháp luật hành chính đối với em họ mình.

D. M (15 tuổi) gửi thư góp ý, phản ánh về dự án xây dựng khu vui chơi trẻ em của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: “Mặc dù 16 tuổi nhưng T chưa bao giờ tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện thủ tục hành chính vì mọi việc đều được mẹ làm hộ. Có lần, T định đi xin dấu xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã vào hồ sơ nhưng mẹ không đồng ý vì cho rằng T còn nhỏ nên chưa biết rõ quy trình, người lớn đi làm thay sẽ nhanh hơn.”

Nếu là T, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi quyết định?

A. Giải thích cho mẹ hiểu về quyền và mong muốn của bản thân

B. Thuyết phục mẹ hướng dẫn mình tự tới Uỷ ban nhân dân xã để thực hiện các thủ tục hành chính khi cần để rèn luyện thêm kĩ năng, bổ sung thêm kiến thức phục vụ cho học tập và cuộc sống

C. Giận dỗi, không ăn không uống để mẹ cảm thấy sai lầm mà sửa đổi.

D. Cả A và B.

Câu 2: “Thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc triển khai lấy ý kiến, kiến nghị của trẻ em trong việc xây dựng các chương trình, chính sách cho trẻ em trong tỉnh, cán bộ lãnh đạo thôn của H đã tổ chức một cuộc họp cho toàn thể nhân dân trong thôn. Khi được mời tham dự, H cảm thấy băn khoăn không biết có nên đi hay không vì hôm đó trên truyền hình có tường thuật trực tiếp một trận đá bóng mà H thích.”

Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H lựa chọn như thế nào?

A. Khuyên H nên ở nhà xem trận bóng đá vì trận bóng chỉ có thể xem một lần trong đời còn việc triển khai lấy ý kiến có thể làm nhiều lần.

B. Khuyên H nên tham gia cuộc họp để nói lên tâm tư, nguyện vọng của bản thân để đảm bảo quyền và lợi ích của bản thân cũng như những trẻ em khác

C. Khuyên H nên bê cả ti vi ra nơi tổ chức cuộc họp để vừa xem trận bóng vừa đưa ra ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 13: Chính quyền địa phương

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay