Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Đâu không phải là một chủ thể của nền kinh tế?

A. Chủ thể kinh doanh

B. Chủ thể sản xuất

C. Chủ thể trung gian

D. Chủ thể Nhà nước

Câu 2: Là một học sinh lớp 10, em có thể đóng vai trò chủ thể nào trong nền kinh tế?

A. Tất cả các chủ thể kinh tế

B. Chủ thể sản xuất, tiêu dùng, trung gian

C. Chủ thể tiêu dùng

D. Chủ thể sản xuất

Câu 3: Điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

A. Chủ thể sản xuất

B. Chủ thể tiêu dùng

C. Chủ thể Nhà nước

D. Chủ thể trung gian

Câu 4: Bạn A dùng tiền mua các vật phẩm trong trò chơi điện tử. Trong trường hợp này A đã thể hiện vai trò kinh tế của chủ thể nào?

A. Chủ thể sản xuất

B. Chủ thể nhà nước

C. Chủ thể tiêu dùng, trung gian

D. Chủ thể tiêu dùng

Câu 5: Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua – bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

A. Chủ thể Nhà nước

B. Chủ thể trung gian

C. Người sản xuất kinh doanh

D. Người tiêu dùng

Câu 6: Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà xuất bản sách giáo khoa hạ giá thành đối với các sản phẩm dành cho học sinh phổ thông? Trong trường hợp này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đóng vai trò của chủ thể kinh tế nào?

A. Không đóng vai trò gì

B. Chủ thể trung gian

C. Chủ thể Nhà nước

D. Chủ thể Nhà nước, trung gian

Câu 7: Chủ thể tiêu dùng có vai trò gì?

A. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.

B. Kết nối quan hệ mua – bán trong nền kinh tế.

C. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế

D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.

Câu 8: Anh D làm môi giới nhà đất cho một công ty bất động sản. Công việc hằng ngày của anh là tìm khách hàng và giới thiệu, tư vấn các mảnh đất, nhà cửa cho khách hàng. Trong trường hợp này, anh D tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?

A. Chủ thể sản xuất

B. Chủ thể trung gian

C. Chủ thể tiêu dùng

D. Chủ thể Nhà nước

Câu 9: Chủ thể nào đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hóa cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng?

A. Chủ thể trung gian

B. Các điểm bán hàng

C. Chủ thể sản xuất

D. Doanh nghiệp Nhà nước

Câu 10: Đơn vị nào sau đây xem xét ở hoạt động kinh tế chủ đạo không phải là chủ thể sản xuất?

A. Siêu thị, đại lý

B. Doanh nghiệp mua yếu tố đầu vào

C. Doanh nghiệp nhà nước

D. Trang trại chăn nuôi gia cầm

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: Hành vi nào thể hiện đầy đủ nhất trách nhiệm của chủ thể tiêu dùng khi tham gia trong nền kinh tế?

A. Anh K thường ưu tiên hàng hóa có giá rẻ mà không cần quan tâm đến chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm.

B. Chị A lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; phê phán hành vi trái pháp luật trong hoạt động kinh tế.

C. Cơ sở sản xuất kinh doanh của anh H tạo ra của cải vật chất, sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

D. Ứng dụng mua bán hàng trực tuyến S kết nối thông tin trong các quan hệ mua-bán, tạo cơ hội làm tăng giá trị hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.

Câu 2: Chủ thể Nhà nước tham gia vào nền kinh tế thông qua hoạt động kinh tế nào?
A. Hoạt động sản xuất

B. Hoạt động trao đổi

C. Hoạt động phân phối

D. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 3: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?

A. Xác định và xóa bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.

B. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác.

C. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.

D. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.

Câu 4: Trong các hành vi dưới đây, đâu là hành vi đúng của các chủ thể kinh tế?

A. Siêu thị N đưa ra chương trình khuyến mãi giảm giá 20% tổng hóa đơn đối với khách hàng không sử dụng túi ni lông khi đến mua sắm.

B. Đàn gia cầm ở trang trại bị chết do dịch bệnh, ông K đem bán rẻ cho thương lái mà không mang đi tiêu hủy để tránh làm lây lan dịch.

C. Gia đình H nuôi tôm theo đơn đặt hàng của CÔng ti xuất khẩu B. Tuy nhiên, do tôm không đạt chất lượng, ông H đã bơm hóa chất vào tôm để không bị đền bù hợp đồng.

D. Doanh nghiệp D đã xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí ra sông ngòi ở địa phương.

Câu 5: Đâu là hành vi đúng của chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế?

A. Siêu thị X tự ý nâng khống giá sản phẩm rồi đưa ra chương trình giảm giá để thu hút người tiêu dùng.

B. Doanh nghiệp K đã làm giả nhiều đơn bán hàng, hồ sơ nhằm mục đích trốn thuế, qua mặt cơ quan chức năng.

C. Ông K phát hiện trong chai nước mình mua có xác sinh vật lạ nên chụp ảnh minh chứng, liên hệ với công ti sản xuất và báo với cơ quan chức năng.

D. Cơ sở chăn nuôi của ông H đã sử dụng thức ăn tăng trọng cho lợn để đẩy nhanh xuất chuồng, tái đàn.

Câu 6: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?

A. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.

B. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.

C. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.

D. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.

Câu 7: Mô hình kinh tế thị trường có điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?

A. Chủ thể sản xuất

B. Chủ thể tiêu dùng

C. Người sản xuất kinh doanh

D. Chủ thể nhà nước

Câu 8: Ta có thể bác bỏ ý kiến nào sau đây?

A. Các chủ thể kinh tế tồn tại tách biệt, độc lập với nhau.

B. Mỗi cá nhân, tổ chức có thể vừa là chủ thể sản xuất vừa là chủ thể tiêu dùng.

C. Nền kinh tế luôn tồn tại những bất ổn nên sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết.

D. Sự linh hoạt của chủ thể trung gian làm cho sản xuất và tiêu dùng tương gắn với thích với nhau hơn.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Mục tiêu quan trọng nhất của chủ thể tiêu dùng là mua càng nhiều hàng hoá càng tốt, như thế thì kinh tế mới phát triển mạnh mẽ.

B. Chủ thể sản xuất còn phải có trách nhiệm cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.

C. Chủ thể Nhà nước cần phải tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.

D. Chủ thể trung gian có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua bán, sản xuất tiêu dùng,… giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.

Câu 2: Công ty T có chiến lược đưa sản phẩm sữa tươi của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Đến nay, sản phẩm đã có mặt tại hơn 35 quốc gia. Bên cạnh đó, Công ti còn thực hiện mở các nhà máy mới và mua các nhà máy, trang trại tại Mỹ, New Zealand, Ba Lan,... nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất, thị trường, đa dạng nguồn nguyên liệu. Với chiến lược đầu tư bài bản, công nghệ hiện đại, đội ngũ lao động chất lượng cao, chính sách chăm sóc khách hàng chu đáo, Công ti đang tiên phong thực hiện giấc mơ vươn xa thế giới của Việt Nam.

Nhận xét nào sau đây là hợp lí khi đánh giá cách làm của công ty T?

A. Đây là một nước đi hay của công ty, vừa đưa sản phẩm của Việt Nam vươn ra thế giới, vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước.

B. Chiến lược và sự đầu tư của công ty chưa đạt được hiệu quả quá cao. Ở thời điểm hiện tại, có thể là công ty đang ăn lên làm ra nhưng một thời gian nữa khi bị công ty nước ngoài cạnh tranh gay gắt sẽ dẫn đến thua lỗ.

C. Không nên phát triển sản phẩm của Việt Nam ra bên ngoài vì làm như vậy có thể khiến các công ty cùng ngành ở nước ngoài sao chép công nghệ.

D. Công ty cần đầu tư nghiên cứu thêm về giáo dục, kinh tế và pháp luật.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tạo ra của cải vật chất, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng là vai trò của chủ thể trung gian.

B. Sản xuất ra sản phẩm nào, số lượng nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào sức mua của người tiêu dùng.

C. Người tiêu dùng chỉ cần tối đa hoá lợi nhuận, không cần quan tâm tới quyền lợi của người tiêu dùng.

D. Chủ thể trung gian tồn tại độc lập với người sản xuất và người tiêu dùng.

Câu 4: Bà H mở một quán Karaoke. Hằng ngày có rất nhiều khách đến quán của bà, nhờ đó mà bà thu được rất nhiều lợi nhuận. Vì muốn kiếm thêm nhiều tiền nữa, bà đã dùng quán với mục đích để môi giới mại dâm.

Nhận định/đánh giá nào dưới đây là không đúng đắn về công việc của bà H khi tham gia vào nền kinh tế?

A. Bà H đóng vai trò là chủ thể trung gian.

B. Hoạt động kinh doanh karaoke là hợp pháp nhưng hoạt động môi giới mại dâm là phi pháp. Hoạt động đó thể hiện sự vô trách nhiệm của bà với tư cách là một chủ thể kinh tế.

C. Bà H đã quá tham lam.

D. Chiến lược kinh doanh của bà H là rất hay, đáng học hỏi vì hoạt động trá hình như vậy vừa kiếm được nhiều tiền, thoả mãn được nhu cầu của nhiều khách hàng, đồng thời hạn chế được sự phát hiện của các cơ quan chức năng.

Câu 5: Vì sao sự phân biệt giữa người sản xuất và người tiêu dùng chỉ có ý nghĩa tương đối?

A. Vì hoạt động của người sản xuất tác động đến hoạt động của người tiêu dùng và ngược lại. Kết quả hoạt động của người này chịu ảnh hưởng bởi kết quả hoạt động của người khác.

B. Một chủ thể kinh tế vừa có thể là người sản xuất vừa có thể là người tiêu dùng.

C. Trong kinh tế học không tồn tại khái niệm tuyệt đối.

D. Cả A và B.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Em được giao nhiệm vụ thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về trách nhiệm của người tiêu dùng, người sản xuất khi tham gia trong nền kinh tế. Phương hướng nào dưới đây là khả thi và có hiệu quả nhất?

A. Thiết kế một poster dán tường. Trong poster đó, ta trình bày những trách nhiệm mà người tiêu dùng và sản xuất phải đáp ứng bằng các ví dụ minh hoạ dễ hiểu mà không dùng những lí thuyết khô khan. Sau đó ta in poster ra khổ lớn và dán ở các nơi mà nhiều người chưa thể hiện sự có trách nhiệm của mình, ví dụ như chợ.

B. Thiết kế một video đăng lên các mạng xã hội. Trong poster đó, ta trình bày những trách nhiệm mà người tiêu dùng và sản xuất phải đáp ứng bằng các ví dụ minh hoạ dễ hiểu mà không dùng những lí thuyết khô khan.

C. Thiết kế tờ rơi và đi tuyên truyền thực tế vào những lúc rảnh rỗi.

D. Viết một bài luận hấp dẫn trình bày những trách nhiệm mà người tiêu dùng và sản xuất phải đáp ứng rồi tìm cách đăng lên các trang báo.

=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay