Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 12: bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 7: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 12: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 câu)

Câu 1: Nguyên tắc nào là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Câu 2: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng:

A. Hiến pháp và pháp luật

B. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

C. Thi hành các đạo luật hà khắc

D. Thi hành các luật khuyến khích

Câu 3: Tính quyền lực của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thể hiện như thế nào?

A. Ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

B. Qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp trên bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp dưới.

C. Qua sự phối hợp, giám sát lẫn nhau của các cơ quan nhà nước.

D. Cả A và B.

Câu 4: Đứng đầu Viện Kiểm sát nhân dân là ai?

A. Viện trưởng

B. Chủ tịch Viện Kiểm sát

C. Giám đốc Viện Kiểm sát

D. Tư lệnh

Câu 5: Cho sơ đồ cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân:

Hãy điền tên các toà án vào ô số (1) và (2).

A. Toà án nhân dân cấp thành phố; Toà án quân sự cấp tỉnh

B. Toà án nhân dân cấp tỉnh; Toà án quân sự cấp tỉnh

C. Toà án nhân dân cấp cao; Toà án quân sự quân khu và tương đương

D. Toà án nhân dân trung ương; Toà án quân sự trung ương

Câu 6: Thực hiện quyền giám sát tối cao là chức năng của:

A. Chủ tịch nước

B. Chủ tịch Quốc hội

C. Thủ tướng Chính phủ

D. Quốc hội

Câu 7: Công bố Hiến pháp là nhiệm vụ của:

A. Quốc hội.

B. Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội.

D. Chủ tịch nước.

Câu 8: Chính phủ thực hiện quyền hành pháp bằng việc:

A. Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

B. Thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng đối nội.

C. Ban hành luật, pháp lệnh, nghị quyết.

D. Đề xuất định hướng phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Câu 9: Đâu không phải một cơ quan/thành phần của Quốc hội?

A. Uỷ ban thường vụ Quốc hội

B. Bộ Lập pháp Quốc hội

C. Các Uỷ ban của Quốc hội

D. Đoàn đại biểu Quốc hội

Câu 10: Câu nào sau đây đúng về Thủ tướng Chính phủ?

A. Là nhân vật quan trọng nhất của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của các Bộ thuộc lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.

B. Là người nắm quyền điều hành chính các công việc mật thiết liên quan đến Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội.

C. Là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Chánh án Toà án nhân dân tối cao của nước ta năm 2022 là ai?

A. Trần Sỹ Thanh

B. Nguyễn Hoà Bình

C. Phan Văn Mãi

D. Nguyễn Phú Trọng

Câu 12: Chức năng của Tòa án nhân dân là:

A. Thi hành pháp luật, thực hiện quyền hành pháp

B. Bảo vệ công lý, bảo vệ lợi ích của bộ máy chính quyền

C. Xét xử, thực hiện quyền tư pháp

D. Xét xử, kiểm soát hoạt động tư pháp

Câu 13: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo:

A. Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con người, quyền công dân trái luật.

B. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, chế độ tạm giữ, tạm giam, quản lí và giáo dục người chấp hành án phạt tù theo đúng quy định của pháp luật.

C. Mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện, xử lí kịp thời, nghiêm minh.

D. Quyền con người và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người chấp hành án phạt tù được bảo vệ.

Câu 14: Thông thường, Toà án nhân dân sẽ xét xử:

A. Công khai

B. Kín đáo

C. Công khai phần xét xử và kín phần kết tội

D. Kín phần xét xử và công khai phần kết tội

Câu 15: Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của:

A. Quốc hội

B. Hội đồng nhân dân

C. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

D. Tất cả các phương án trên

2. THÔNG HIỂU (14 câu)

Câu 1: Cơ quan, tổ chức nào dưới đây không thuộc bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Quốc hội

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Câu 2: Nguyên tắc bắt buộc đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Tập trung dân chủ và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

B. Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để:

A. Kiểm sát sự chuẩn xác, khách quan trong các văn bản luật liên quan đến tư pháp

B. Kiểm tra hoạt động có tính tư pháp của những cá nhân, tổ chức không có quyền tư pháp.

C. Kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây không đúng?

A. Tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy nhà nước.

B. Khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, người dân có quyền gửi đơn khiếu nại, tố cáo.

C. Cơ quan nhà nước cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp trên.

D. Những vấn đề quan trọng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được quyết định bởi tập thể, người lãnh đạo không được quyền tự ý quyết định.

Câu 5: Kiểm sát hoạt động tư pháp được thực hiện khi nào?

A. Khi tiếp nhận và giải quyết tố giác

B. Khi kết thúc quá trình xét xử

C. Khi một văn bản luật tư pháp được đề xuất

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền …(1)… và được giao cho các cơ quan …(2)… thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung là …(3)…

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. lập pháp, hành pháp, tư pháp; tương ứng; phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

B. lập pháp, hành pháp, tư pháp; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.

C. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; tương ứng, phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc

D. tuân thủ, thực thi, sử dụng, áp dụng; cấp dưới; dân giàu, nước mạnh, công bằng, văn minh.

Câu 7: Chủ tịch nước của nước ta năm 2022 là ai?

A. Nguyễn Phú Trọng

B. Nguyễn Xuân Phúc

C. Vương Đình Huệ

D. Tập Cận Bình

Câu 8: Thủ tướng Chính phủ của nước ta năm 2022 là ai?

A. Nguyễn Thị Kim Ngân

B. Nguyễn Xuân Phúc

C. Phạm Minh Chính

D. Nguyễn Sinh Hùng

Câu 9: Ông Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ gì năm 2022?

A. Chủ tịch nước

B. Chủ tịch Quốc hội

C. Phó Thủ tướng Chính phủ

D. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng về Quốc hội?

A. Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.

B. Quốc hội có quyền quyết định những mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

C. Quốc hội phân cho chủ tịch Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.

D. Mỗi cơ quan thuộc Quốc hội có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ theo luật định.

Câu 11: Hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân không bao gồm:

A. Khởi tố bị can

B. Điều tra bị can và các quan chức cùng thực hiện việc điều tra, các quan chức nắm quyền tại nơi mà bị can sinh sống.

C. Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội

D. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên toà sơ thẩm.

Câu 12: Đâu không phải là một nhiệm vụ / quyền hạn của Chủ tịch nước?

A. Công bố Hiến pháp luật, pháp lệnh

B. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước

C. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giảng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân

D. Thực thi các chính sách về kinh tế - xã hội, trực tiếp bàn luận và giải quyết các vấn đề quan trọng của đất nước, cố vấn điều chỉnh luật pháp theo từng thời kỳ

Câu 13: Việc xét xử các vụ án của Toà án nhân dân góp phần vào việc gì?

A. Giáo dục học sinh cách học tập tốt các môn học trong nhà trường, đặc biệt là các môn Đạo đức, GDCD, GDKTPL.

B. Giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.

C. Cải thiện kinh tế đất nước, góp phần làm đẹp cho các giá trị văn hoá truyền thống và tiếp thu tinh hoa thế giới.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Hành vi nào dưới đây là sai?

A. Cán bộ Viện kiểm sát A kể lại với mọi người trong gia đình diễn biến quá trình điều tra vụ án mà mình đang tham gia.

B. Là thư kí Toà án, chị B luôn tận tình hướng dẫn người dân các thủ tục cần thiết để nộp cho Toà án khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp.

C. Trường C tổ chức các phiên toà giả định về những vụ án liên quan đến bạo lực học đường để học sinh theo dõi.

D. Không đồng tình với một số quan điểm của kiểm sát viên tại phiên toà nên ông N đã gửi thư góp ý dù vụ án đó không liên quan gì đến mình.

3. VẬN DỤNG (8 câu)

Câu 1: “N luôn tìm hiểu và bày tỏ quan điểm ủng hộ các bài viết có nội dung về hoạt động mang tính thời sự của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với nhân dân và xã hội.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình, vì hành vi của N đã đáp ứng được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. Đồng tình, vì hành vi của N là đúng. Việc làm của N giúp mọi người biết, ủng hộ và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước.

C. Không đồng tình, vì hành vi của N đã vi phạm nghĩa vụ của công dân trong việc phát tán các thông tin mật của Nhà nước.

D. Không đồng tình, vì hành vi của N là sai. Việc làm của N sẽ khiến nhân dân và xã hội hiểu hơn về bộ mặt giả tạo của bộ máy nhà nước.

Câu 2: “Là cán bộ một cơ quan nhà nước, ông A phát hiện quyết định của lãnh đạo Có nhiều sai phạm nhưng vẫn giữ im lặng.” Em có đồng tình với hành vi này không?

A. Đồng tình, vì hành vi của ông A là hợp tình hợp lí, tuy là cán bộ cơ quan nhà nước, nhưng chức vụ của ông A rất nhỏ bé, ông không tố tội của cấp trên cũng chỉ vì bảo đảm an toàn cho chiếc ghế của mình nền hành vi này có thể chấp nhận được.

B. Đồng tình, vì hành vi của ông A không vi phạm bất cứ nguyên tắc nào của người làm cán bộ cơ quan nhà nước. Nếu như có sai ở tình huống này thì đó là do cách tổ chức yếu kém của nhà nước.

C. Không đồng tình, vì hành vi của ông A là sai, không làm tròn trách nhiệm của một cán bộ nhà nước. Việc làm đó khiến lãnh đạo cơ quan không nhận ra sai phạm trong quyết định của mình để thu hồi, thay đổi. Điều đó có thể gây nên những hậu quả xấu về nhiều mặt, làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan và lợi ích của nhân dân.

D. Cả A và B.

Câu 3: “Giờ ra chơi, K tình cờ thấy một số bạn trong lớp đọc những tin tức trên mạng xã hội có nội dung sai lệch về cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nước.”

Nếu là K, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ giải thích cho các bạn hậu quả của việc tuyên truyền những bài viết có nội dung xấu trên mạng xã hội (vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước,...)

B. Em sẽ khuyên các bạn không nên tiếp tục thực hiện hành vi sai trái đó nữa

C. Em sẽ chia sẻ vấn đề với giáo viên chủ nhiệm và nhờ thầy cô hỗ trợ...

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: “Quốc hội có thể thực hiện quyền lập pháp bằng việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo.” Ý kiến này là đúng hay sai?

A. Đúng, vì Quốc hội thực hiện quyền lập pháp bằng cách trực tiếp xây dựng, thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật hoặc thảo luận, thông qua các văn bản pháp luật do các cơ quan có thẩm quyền soạn thảo, xây dựng.

B. Đúng, vì Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước ta, mà pháp luật lại là đại diện cho sức mạnh nên việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo nằm trong những công việc của Quốc hội.

C. Sai, vì Chính phủ không có quyền soạn thảo văn bản luật, chỉ Quốc hội mới có quyền làm luật.

D. Sai, vì Quốc hội chỉ làm việc nghiên cứu pháp luật, còn việc xem xét, thảo luận, thông qua các văn bản luật do Chính phủ soạn thảo lại là công việc của chính bên Chính phủ và Chủ tịch nước.

Câu 5: “Nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.” Ý kiến này là đúng hay sai?

A. Đúng, vì nhân dân bầu ra đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là đại biểu Quốc hội và được các đại biểu Quốc hội khác bầu nên. Do đó, nhân dân là người gián tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

B. Đúng, vì trong thực tế, nhân dân không được bầu thẳng Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ.

C. Sai, vì nhân dân là người nắm quyền cao nhất ở nước ta, nhân dân quyết định mọi chuyện nên nhân dân phải là người trực tiếp bầu ra Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ

D. Sai, vì hình thức và hoạt động của Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ quy định rõ: hai chức vị này phải do nhân dân trực tiếp bầu ra.

Câu 6: “Người dân có thể nộp đơn ở bất cứ Tòa án nào để giải quyết những vấn đề của mình.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì dù là Toà án lớn hay Toà án nhỏ thì đều thực hiện một nhiệm vụ như nhau nên người dân ở gần Toà án nào thì hãy đến Toà án đó.

B. Đúng, vì đây là quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật Hình sự.

C. Sai, vì người dân cần phải nộp đơn ở Viện kiểm sát nhân dân phù hợp mới có thể giải quyết vấn đề của mình.

D. Sai, vì Toà án nhân dân được phân chia thành chia thành các cấp, do đó khi cần, người dân cần nộp đơn ở Toà án phù hợp để được giải quyết vấn đề của bản thân.

Câu 7: “Khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân có thể khiếu nại lên Viện kiểm sát cấp cao hơn để được giải quyết.” Ý kiến này đúng hay sai?

A. Đúng, vì Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới.

B. Đúng, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn luôn dõi theo mọi nhất cử nhất động của Viện kiểm sát cấp thấp hơn.

C. Sai, vì Viện kiểm sát cao cấp hơn chỉ tiếp nhận những vụ việc tương ứng với nhiệm vụ của mình theo luật định.

D. Sai, vì khi không đồng tình với quyết định của Viện kiểm sát, người dân phải khiếu nại lên chính Viện kiểm sát đó.

Câu 8: Tình huống nào dưới đây cho thấy việc Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố?

A. Ngày …, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao nhận quyết định bổ nhiệm ông A làm Giám đốc Viện.

B. Ngày …, trước phiên toà xét xử của Toà án nhân dân Thành phố X, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực đã bị kết án tử hình và tước bỏ mọi tước vị.

C. Ngày …, Toà án nhân dân Thành phố H mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án cặp vợ chồng bạo hành con gái 3 tuổi tử vong. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố H đề nghị mức án tử hình đối với cha dượng và tu chung thân đối với mẹ ruột.

D. Cả B và C.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: “Khi tới Uỷ ban nhân dân xã để làm thủ tục xác nhận một số giấy tờ cá nhân, T thấy một bác đã cao tuổi đang muốn được giải đáp một số thủ tục hành chính mà bác chưa rõ nhưng các cán bộ tiếp dân đều tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời.”

Nếu là T, em sẽ làm gì?

A. Em sẽ nói chuyện với các cán bộ tiếp dân, nhắc lại vấn đề mà bác cao tuổi thắc mắc và đề nghị các cán bộ hỗ trợ.

B. Em sẽ khiếu nại về thái độ của các cán bộ đó với các lãnh đạo xã để họ điều chỉnh, thay đổi.

C. Em sẽ nhờ bố em, người đang làm Bí thư Thành uỷ, ra mặt, cho các cán bộ đó phải khiếp sợ mà thực hiện tốt bổn phận của mình.

D. Cả A và B.

Câu 2: “Thấy Đ chăm chú xem danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội, H liền nói với bạn rằng việc bầu cử đại biểu Quốc hội là chuyện riêng của người lớn, học sinh chưa đủ tuổi được bỏ phiếu nên không cần thiết phải quan tâm.”

Nếu là Đ, em sẽ nói gì với H?

A. Em sẽ nói với H là bạn ngu lắm, bạn chẳng biết gì về bộ máy nhà nước cả, thế thì sao làm công dân Việt Nam được.

B. Em sẽ giải thích cho H hiểu về vai trò của Quốc hội đối với đất nước và đối với nhân dân nói chung và đối với học sinh nói riêng

C. Em sẽ nói với H là những ứng cử viên đại biểu Quốc hội này là những ông to bà lớn, có nhiều quyền hành, mình cần phải xem để sau này tiếp cận với họ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: “D – anh trai của H, vốn là một thanh niên lêu lổng, quậy phá. Vừa qua, D đã đánh bạn bị thương tích nặng nên Viện kiểm sát nhân dân huyện truy tố đề nghị Toà án xem xét trách nhiệm hình sự. Lo sợ con trai phải ngồi tù, không được hưởng án treo nên mẹ đã bàn với H nhờ người làm giả giấy xác nhận D là người tốt, đồng thời cung cấp thêm lời khai giả để làm tình tiết giảm nhẹ tội cho D. H không đồng tình với cách làm của mẹ nhưng băn khoăn không biết nên khuyên mẹ như thế nào?”

Nếu là H, em sẽ làm gì để mẹ thay đổi ý định?

A. Em sẽ giải thích để mẹ hiểu anh trai đã làm sai nên cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đây cũng là cơ hội để anh được uốn nắn, thay đổi hành vi, sống tích cực hơn.

B. Em sẽ khuyên mẹ không nên nhờ người làm giả giấy tờ, cung cấp lời khai giả vì đây là những hành vi trái với quy định của pháp luật và nếu mẹ H cố tình thực hiện thì có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.

C. Em sẽ đe doạ mẹ là nếu mẹ còn cố tìm cách bào chữa cho anh trai thì con sẽ tố cáo hành vi phạm tội của mẹ trước pháp luật.

D. Cả A và B.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay