Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 21: thực hiện pháp luật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 21: thực hiện pháp luật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 9: PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÀI 21: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Thực hiện pháp luật là gì?

A. Là quá trình thông qua những điều luật mới hoặc loại bỏ những điều luật cũ, không phù hợp của cơ quan luật pháp Quốc hội.

B. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Tuân thủ pháp luật là gì?

A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện các hành vi pháp luật cấm.

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.

C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

D. Cả A và B.

Câu 3: Thi hành pháp luật là gì?

A. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm.

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật hợp thức hoá các hoạt động của mình trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

C. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan chức năng thực hiện quyền lực được Nhà nước uỷ quyền để điều tra, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật.

D. Cả A và C.

Câu 4: Áp dụng pháp luật là gì?

A. Là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

B. Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện các quyền và tự do pháp lí của mình theo quy định của pháp luật.

C. Là việc các cơ quan chức năng áp dụng những điều luật quy định để giải quyết những vấn đề thực tiễn trong xã hội. Nó cũng chỉ việc áp dụng kiến thức pháp luật vào làm bài tập của học sinh.

D. Là việc các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức được Nhà nước trao quyền, căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Câu 5: Áp dụng pháp luật có đặc điểm gì?

A. Mang tính quyền lực nhà nước.

B. Được tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

C. Theo nguyên tắc cá biệt hoá các quy phạm pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Chủ thể nào trong các thông tin sau thực hiện không đúng pháp luật?

A. Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

B. Ông B khiếu nại quyết định thu hỏi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình minh.

C. Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.

D. Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể

Câu 7: Chủ thể chưa tự giác thực hiện pháp luật trong các trường hợp sau?

A. Khi 17 tuổi, A chủ động đăng kí khám tuyển nghĩa vụ quân sự ngay đợt đầu và sẵn sàng nhập ngũ khi có giấy thông báo gọi nhập ngũ.

B. Gia đình T kinh doanh cửa hàng tạp hoá và luôn chủ động nộp thuế đứng kì hạn.

C. Công ty kinh doanh nông sản do anh H làm giám đốc thường xuyên bị nhắc nhở việc chậm nộp thuế.

D. K báo cho cơ quan chức năng biết về việc người hàng xóm thường xuyên tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng.

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1: “Cứ sáng chủ nhật hằng tuần, nhân dân ở tổ dân phố K lại tập trung làm vệ sinh đường phố.” Việc làm của nhân dân ở tố dân phố K là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 2: “Một số học sinh nam lớp 12 Trường Trung học phổ thông H xin nghỉ một buổi học để đi đăng kí nghĩa vụ quân sự ở địa phương.” Việc làm này là hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 3: “Cơ sở sản xuất bản G xả nước thải chưa qua xử lí ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân xung quanh. Cảnh sát môi trường đã lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.” Việc xử phạt của cảnh sát môi trường là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật

C. Áp dụng pháp luật

D. Tuân thủ pháp luật

Câu 4: Tình huống nào sau đây không phải là biểu hiện của hình thức “Sử dụng pháp luật”?

A. Phát hiện một hộ gia đình trồng cây thuốc phiện, chị D đã tố cáo với cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra và kịp thời ngăn chặn.

B. Anh C chở S đi học bằng xe máy. Đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ, thấy đường vắng S bảo anh vượt đèn đỏ để đến trường cho nhanh nhưng anh C không nghe mà dừng lại chờ đèn bật xanh mới đi.

C. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, V ở nhà làm nghề truyền thống dệt vải của gia đình.

D. Học xong Trung học phổ thông, G đã gửi hồ sơ đến sở Kế hoạch và Đầu tư đăng kí kinh doanh thức ăn nhanh.

Câu 5: “Thanh tra thuế ra quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp X vì chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.” Thanh tra thuế trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

A. Có. Vì thanh tra thuế đã thực hiện pháp luật thông qua hình thức áp dụng pháp luật. Doanh nghiệp X không chủ động thi hành nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn - không thực hiện đúng quy định pháp luật.

B. Có. Vì viên thanh tra đã sử dụng quyền lực của mình vào đúng chỗ khi sử phạt hành chính doanh nghiệp X theo luật thành lập doanh nghiệp.

C. Không. Vì luật pháp nhà nước cho phép một doanh nghiệp nộp chậm thuế trong trường hợp khó khăn, đang nợ nần. Ở đây thanh tra thuế đã vượt quá quyền hạn của mình.

D. Không. Vì thanh tra thuế đã áp dụng pháp luật một cách sai trái, khi sử dụng những điều của bộ luật này để xử phạt người vi phạm điều khoản ở bộ luật khác.

Câu 6: ­­­­­ “Ông B khiếu nại quyết định thu hồi đất trái pháp luật do Uỷ ban nhân dân huyện A áp dụng đối với gia đình mình.” Ông B trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

A. Không đúng vì ông B không có quyền gì trong việc khiếu nại một quyết định đã được thẩm định bởi chính quyền cao cấp.

B. Không đúng vì ông thực hiện sai quyền công dân trong việc sử dụng pháp luật.

C. Đúng vì ông B đã chủ động và sử dụng đúng quyền khiếu nại của công dân.

D. Đúng vì ông B đã tuân thủ pháp luật mà nhà nước đề ra: bất cứ khi nào cơ quan chính quyền thu hồi đất thì phải khiếu nại.

Câu 7: “Anh D mở công ty kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh các mặt hàng có tên trong giấy phép đăng kí kinh doanh.” Anh D trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

A. Đúng vì anh D sử dụng quyền kinh doanh của công dân đúng quy định pháp luật.

B. Đúng vì anh D đã thực thi đúng pháp luật khi đến tuổi trưởng thành là phải mở công ty.

C. Đúng vì anh D đã tuân thủ pháp luật do nhà nước đề ra cho việc sử dụng vật liệu xây dựng.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: “Người sử dụng lao động đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động trước thời hạn mà không có lí do cụ thể.” Chủ thể trong trường hợp này có thực hiện đúng pháp luật không?

A. Có, vì pháp luật không có điều khoản nào quy định việc một người lao động phải ở một công ty trong bao lâu.

B. Không, vì người lao động phải tuân theo những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng lao động.

C. Không, vì người việc chấm dứt hợp đồng chỉ được quyết định bởi giám đốc công ty và cơ quan chuyên chính.

D. Cả B và C.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: “Khi tham quan khu di tích lịch sử, một bạn trong lớp đề xuất cả nhóm sẽ khắc tên mình lên phiến đá ở công khu di tích để lưu lại kỉ niệm khi đến đây.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?

A. Em sẽ làm theo vì đây là một cách hay để bản thân lưu danh sử sách, đồng thời em cũng đánh giá cao bạn đã nghĩ ra cái ý tưởng này.

B. Em sẽ đánh từng đứa một nếu dám khắc tên lên phiến đá ở khu di tích, cho chúng nó chừa cái tội không chịu học tập tốt môn GDKTPL 10.

C. Em sẽ khuyên các bạn không nên khắc tên lên phiến đá vì làm như vậy sẽ mất mĩ quan khu di tích, huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại khu di tích lịch sử, vi phạm Luật Di sản văn hoá.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Trên đường đi học về, em gặp một nhóm học sinh đang đua xe máy trên đường, trong đó có một người là bạn em.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?

A. Bạn của em không bao giờ làm chuyện như này được nữa vì nó chết rồi.

B. Em khuyên bạn không nên tham gia đua xe vì đây là hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người tham gia giao thông.

C. Em yêu cầu bạn dừng ngay việc này lại vì bạn đang không thi hành đúng pháp luật về giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho bản thân và cho người tham gia giao thông.

D. Cả B và C.

Câu 3: “Đang trên xe buýt, em phát hiện một thanh niên đang lấy trộm điện thoại của một phụ nữ trên xe buýt.” Em sẽ làm gì nếu gặp tình huống này?

A. Em sẽ kín đáo báo cho người bị hại hoặc những người trên xe biết để cùng em ngăn chặn hành vi trộm cắp.

B. Em sẽ la lớn cho mọi người trên xe biết là có kẻ đang ăn trộm điện thoại.

C. Em sẽ báo hành vi vi phạm pháp luật này cho công an vì xe buýt giờ đã có camera.

D. Tuỳ vào tình huống, có thể làm theo cách ở 1 trong 3 đáp án trên.

Câu 4: Đoạn sau đây nói về sự khác biệt về bản chất giữa Sử dụng pháp luật và Áp dụng pháp luật:

“Ở hình thức Sử dụng pháp luật thì các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Còn Áp dụng pháp luật vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thế pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.”

Đoạn trên có điều gì là sai?

A. Ở hình thức Sử dụng pháp luật thì các chủ thể đúng ra là đưa ra những nhận xét, đánh giá về các điều luật mà mình đang phải sử dụng đến.

B. Áp dụng pháp luật đúng ra chỉ là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước.

C. Cả A và B.

D. Không có điểm sai.

Câu 5: Cho đoạn thông tin sau:

“(1) Hình thức Sử dụng pháp luật có tính bắt buộc. (2) Các chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện tùy vào ý chí, khả năng của mình mà không phải chịu trách nhiệm pháp lí từ việc lựa chọn đó. (3) Trong khi đó, hình thức Áp dụng pháp luật không có tính bắt buộc. (4) Do chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này là cơ quan/ người có thẩm quyền nên việc thực hiện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. (5) Trong trường hợp không áp dụng pháp luật hoặc áp dụng không đúng, các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ.”

Câu nào trong đoạn trên là đúng?

A. (1), (2), (4)

B. (2), (4), (5)

C. (1), (3), (4), (5)

D. (2), (3)

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Yêu cầu đối với chủ thể của hình thức “Tuân thủ pháp luật” là gì?

A. Bắt buộc phải thực hiện

B. Bắt buộc phải thực hiện (trừ trường hợp pháp luật quy định khác)

C. Tự do ý chí

D. Theo quy định pháp luật.

Câu 2: Biện pháp xử lí nếu chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng của hình thức “Sử dụng pháp luật” là gì?

A. Theo quy định pháp luật, trên cơ sở hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra

B. Theo quy định của các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm việc với chủ thể.

C. Bị phạt hành chính và cảnh cáo sai phạm.

D. Không bị xử lí.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục kinh tế pháp luật 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay