Trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

1. NHẬN BIẾT (25 câu)

Câu 1. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tải liệu, lịch sử.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

 

Câu 2: Lịch sử cung cấp cho con người những gì?

A. Hiểu biết về quá khứ, tương lai.

B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.

C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử.

D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ.

 

Câu 3: Tri thức lịch sử là gì?

A. Là khoa học nghiên cứu.

B. Là tất cả những gì xảy ra trong quá khứ.

C. Là kết quả của quá trình nhận thức con người.

D. Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ khoa học.

 

Câu 4: Điền từ thích hợp vào câu sau:

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn cần …………….những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

A. Tìm hiểu và học tập

B. Hiểu biết và vận dụng

C. Tìm hiểu và sáng tạo.

D. Hiểu biết và tông trọng

 

Câu 5: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 

“Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó”

A. Văn hóa

B. Nghệ thuật

C. Lịch sử

D. Xã hội

 

Câu 6: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 

“Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích………..về chính con người và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại”.

A. Quá khứ

B. Hiện tại

C. Tương lai

D. Ngày mai

 

Câu 7: Ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân là

A.  giúp con người tìm hiểu về quá khứ, từ đó kế thừa, xây dựng hiện tại.

B. cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.

C. yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 8:  Ngày nay tri thức lịch sử và văn hóa chính là

A. Nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch…

B. Nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo trong tư liệu lịch sử.

C. Nguồn cảm hứng và ý tưởng cho nhiều sáng tạo kiến thức giảng dạy.

D. A và C đều đúng.

 

Câu 9: Để tìm hiểu về quá khứ và làm giài giá trị tri thức, cần dựa vào đâu?

A. Các nguồn sử liệu.

B. Giáo trình lịch sử.

C. Phim cổ trang.

D. Phim tài liệu.

 

Câu 10: Ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi cộng đồng , dân tộc là

A. Hiểu bản chất, quy luật của “bánh xe” lịch sử.

B. Dùng lịch sử để làm gương răn cho đời sau.

C. Tạo nên ý thức dân tộc và bản sấc văn hóa cộng đồng dân tộc.

D. Hiểu nguồn gốc, lịch sử của dân tộc, cộng đồng mình.

 

Câu 11: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử? 

A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.

B.  tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về tương lai.

C. tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo để tiên đoán tương lai.

C. B và C đúng.

 

Câu 12: Tìm hiểu về cội nguồn là

A. Nhu cầu bắt buộc của con người

B. Nhu cầu của thiên nhiên.

C. Nhu cầu tự thân của con người

D. Nhu cầu của tương lai.

 

Câu 13: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở

A. Trường học

B. Phim ảnh.

C. Đường phố.

D. Khắp mọi nơi.

 

Câu 14: Học tập và tìm hiểu lịch sử đưa lại cho ta

A. Sáng tạo trong văn hóa.

B. Cơ hội nghề nghiệp thú vị.

C. Kinh nghiệm

D. Tất cả phương án trên.

 

Câu 15: Hiện nay nhân loại đang sống trong

A. Kỉ nguyên đồ đá.

B. Kỉ nguyên mới.

C. Kỉ nguyên toàn cầu hóa.

D. Kỷ nguyên anh hùng.

 

Câu 16: Kim tự tháp là di sản tiêu biểu của

A. Ai Cập

B. Nam Phi.

C. Ấn Độ

D. Thái Lan

 

Câu 17: Hiểu biết sâu sắc về lích sử và văn hóa dân tộc và thế giới giúp ta

A. học giỏi.

B. hội nhập thành công.

C. chỉ hiểu về quốc gia mình.

D. Hiểu hơn về phim lịch sử.

 

Câu 18: Hiểu biết lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên

A. sử liệu.

B. tri thức.

C. nguồn gốc.

D. ý thức dân tộc.

 

Câu 19: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là

A. toàn bộ quá khứ của loài người.

B. lịch sử máy tính.

C. quá trình hình thành của Trái Đất.

D. sự sống của các sinh vật trên Trái Đất.

 

Câu 20: Câu truyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?

A. Trung thực

B. Tôn trọng sự thật.

C. Phê phán chế độ phong kiến.

D. Ngay thẳng.

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,...

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

 

Câu 2: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẳn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

 

Câu 3: Tại sao phải hoc tập, khám phá lịch sử suốt đời?

A. Hiểu được kinh nghiệm, rút ra bài học có giá trị từ lịch sử các nước khác, tránh được sai lầm.

B. Hội nhập với các cộng đồng, các nước khác trong khu vực và thế giới.

C. Nguồn cảm hứng sáng tạo trong ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch,…mang lại cơ hội nghề nghiệp mới.

D. Tất cả các phương án trên

 

Câu 5: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc

B. Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

C. Cả A, B đều đúng

D. Không có đáp án đúng

 

Câu 6: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch Sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

 

Câu 7: Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử? 

A. vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.

B. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

 

Câu 8: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?

A. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

B. Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Người trẻ không cần tìm hiểu về điều đó.

C. Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.

D. Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác không giúp chúng ta hội nhập thành công.

 

Câu 9: Các bước thu thập thông tin làm giàu từ tri thức lịch sử như sau:

1. Xác định vấn đề

2. Sưu tầm sử liệu.

3. Chọn lọc, phân loại.

4. Xác định đánh giá

A. 1-2-3-4

B. 1-3-4-2

C. 2-1-3-4

D. 4-2-1-3

 

Câu 10: Cần học tập tri thức lịch sử suốt đời vì?

A. Tri thức lịch sử không đa dạng.

B. Tri thức về lịch sử biên đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới.

C. Tiên đoán được mọi thứ trong tương lai.

D. Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.

 

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bắt gặp lịch sử ở đâu?

A. Ở khu di tích lịch sử, bảo tàng, nhân vật lịch sử.

B. Ở khắp mọi nơi, trên mỗi nếp nhà, nẻo đường, con phố, bản làng, quảng trường,…

C. Trong sách vở, công trình nghiên cứu khoa học lịch sử.

D. Lịch sử không xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày.

 

Câu 2: Học sinh được tới Tham quan bảo tàng lịch sử thì được cho rằng tìm hiểu lịch sử qua cách

A. Có mặt trực tiếp tại địa điểm, nêu diễn ra sự kiện lịch sử.

B. Tham quan khu di tích lịch sử.

C. Quan sát thông qua công nghệ 3D.

D. Khám phá lịch sử thông qua tranh vẽ, hình ảnh được chụp lại.

 

Câu 3: Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền không tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?

A. Trung thực.

B. Tông trọng sự thật.

C.  Phê phán chế độ phong kiến.

D. Ngay thẳng.

 

Câu 4:  Đâu không phải hình thức học lịch sử ?

A. Học Lịch Sử thông qua sơ đồ tư duy.

B. Tìm hiểu lịch sử thông qua phim ảnh đề tài về lịch sử

C. Học lịch sử thông qua việc tham quan/ trải nghiệm thực tiễn.

D. Nghe tuyên truyền của những nguồn tin không chính thống.

 

Câu 5:  Đền Hùng và Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống gì?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Chống giặc ngoại xâm.

D. Truyền thống yêu nước và đoàn kết.

 

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?

“Sử đề ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau".

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

 

Câu 2: Trang đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo và công bố trong ngày 2 - 9 – 1945 giúp người đọc hiểu

A. Thành quả của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

B.  Tội ách của thực dân Pháp trong quá trình cai trị Việt Nam.

C. Quyết tâm bảo vệ nền độc lập của nhân dân Việt Nam.

D. Tất cả phương án trên.

 

Câu 3: Việc học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học, khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá suốt đời. Bởi vì

A. chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.

B. là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.

C. những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.

D. Tất cả đều đúng.

 

Câu 4: Câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy của cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”. Là câu nói của ai?

A. Xi-xê-rông

B. Các-mác

C. Ăng-ghen

D. Lê-nin

 

Câu 5: Câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”. Là câu nói của ai?

A. Xi-xê-rông

B. Lo Ác-tơn

C. Ăng-ghen

D. Lê-nin

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay