Phiếu trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức mới nhất
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 10 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 1
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Phạm vi nghiên cứu của Sử học là gì?
A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. toàn bộ quá khứ của loài người.
D. quá trình hình thành Trái Đất.
Câu 2: Lịch sử được hiểu như thế nào?
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
Câu 3: Thu thập sử liệu là gì?
A. Là quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
B. Là quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
C. Là một khâu của quá trình thẩm định sử liệu.
D. Là công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.
Câu 4: Sử học đóng góp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho công nghiệp văn hóa bằng cách nào?
A. Thông qua các nguồn sử liệu.
B. Thông quan điểm lịch sử.
C. Bằng những phương pháp nghiên cứu lịch sử.
D. Bằng phương pháp trình bày lịch sử.
Câu 5: Du lịch đóng vai trò gì trong việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.
B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.
D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.
Câu 6: Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
A. Thương ngày nắng về.
B. Hương vị tình thân.
C. Hoa hồng trên ngực trái.
D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.
Câu 7: Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.
B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.
D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
A. Gửi gắm trong sử thi.
B. Khắc họa trên vách đá.
C. Thực hành nghi lễ truyền thống.
D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Câu 10: Lịch sử cung cấp cho con người:
A. Hiểu biết về quá khứ, hiện tại và tương lai
B. Những thông tin về quá khứ của chính con người và xã hội loài người
C. Những thông tin về sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử
D. Nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ
Câu 11: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?
A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.
Câu 12: Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?
A. Vật lí học.
B. Sinh học.
C. Toán học.
D. Văn học.
Câu 13: Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?
A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.
B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.
C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.
D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học.
Câu 14: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?
A. Sinh học.
B. Lịch sử.
C. Toán học.
D. Công nghệ.
Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng thực tiễn: Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành?
A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.
B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................