Trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối Bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kĩ cổ - trung đại

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Một số nền văn minh phương tây thời kĩ cổ - trung đại. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

BÀI 6: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI KĨ CỔ - TRUNG ĐẠI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)

Câu 1: Văn mình Hy Lạp - La Mã cổ đại hình thành ở đâu

A. Trên các bán đảo Nam Âu

B. Trên các bán đảo Đông Âu

C. Trên các bán đảo Bắc Âu

D. Trên các bán đảo Tây Âu

Câu 2: Các tác phẩm văn học của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại không chỉ là những sáng tác nghệ thuật mà còn ……?

A. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của những nền văn khác

B. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của hai nền văn minh Hy Lạp - La Mã

C. Là nguồn tư liệu để tìm hiểu về lịch sử của loài người

D. Là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về sự sinh sống, săn bắt của nhiều nền văn minh khác trong nhân loại

Câu 3: Cư dân đầu tiên xây dựng nền văn mình trên đảo Crét ở phía nam Hy Lạp từ khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN là ai?

A. Người Mĩ-nô-an

B. Người Ê-tơ-ru-xcơ từ Tiểu Á

C. Người La tinh

D. Người Hy Lạp

Câu 4: Cứ dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên trong thời gian nào?

A. Các thế kì III - II TCN

B. Các thế kì VIII - V TCN

C. Các thế kì VIII - IV TCN

D. Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN

Câu 5: Thời kì đầu (khoảng từ năm 753 đến năm 510 TCN), bộ máy quản lí của nhà nước này bao gồm?

A. Vua, Địa chủ, Đại hội công dân

B. Vua, Viện Nguyên lão, Nô lệ và Đại hội công dân

C. Vua, Viện Nguyên lão, Đại hội công dân

D. Vua, Viện Nguyên lão, Nông dân và Đại hội công dân

Câu 6: Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là

A. Thành thị

B. Trung du

C. Nông thôn

D. Miền núi

Câu 7: Đâu là một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã?

A. Giấy, thuốc súng, la bàn

B. Bảng chữ cái gồm 26 chữ

C. Đấu trường La Mã

D. Đền Pác-tê-nông

Câu 8: Phong trào Văn hoá Phục hưng ra đời trong bối cảnh nào?

A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Đông Âu

B. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu

C. Quan hệ tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu

D. Quan hệ sản xuất tự chủ hình thành ở các nước Tây Âu

Câu 9: Thời kì Phục hưng diễn ra trong thời gian nào?

A. Thế kỉ X - XVI

B. Thế kỉ XV - XVI

C. Thế kỉ V - VII

D. Thế kỉ XV - XVII

Câu 10: Phong trào Văn hoá Phục hưng diễn ra đầu tiên ở đâu?

A. I-ta-li-a

B. Mỹ

C. Myanmar

D. Ấn độ

Câu 11: Ở thời kỳ phùng hưng có tác phẩm Thần khúc do ai sáng tác ra?

A. Phran-xi-cô Pê-trác-ca

B. Đan-tê A-li-ghê-ri

C. Giô-van-ni Bô-ca-xi-ô

D. Đáp án khác

Câu 12: Tác Phẩm “Mười ngày” do ai tạo lên?

A. Phran-xi-cô Pê-trác-ca

B. Đan-tê A-li-ghê-ri

C. Giô-van-ni Bô-ca-xi-ô

D. Đáp án khác

Câu 13: Người Hy Lạp đã tổ chức Đại hội Ô-lim-pic theo định kì bốn năm một lấn từ năm bao nhiêu?

A. Từ năm 776 TCN

B. Từ năm 774 TCN

C. Từ năm 724 TCN

Từ năm 754 TCN

Câu 14: Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng những yếu tố nào?

A. Hình học

B. Tính đối xứng

C. Tí lệ

D. Tất cả đáp án trên

Câu 15: Lĩnh vực khoa học nổi bật nhất thời Phục hưng là lĩnh vực nào?

A. Thiên văn học

B. Công cụ lao động

C. Khảo cổ học

D. Lĩnh vực khác

 2. THÔNG HIỂU (15 câu)

Câu 1: Tại sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?

A. Giao thông đường biển thuận lợi

B. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt

C. Quốc gia chủ yếu là thành thị

D. Nông nghiệp kém phát triển

Câu 2: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?

A. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới

B. Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng

C. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào 

D. Giáo lí đạo Ki-tô, tư tưởng của chế độ phong kiến mang những quan điểm lỗi thời

Câu 3: Tại sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?

A. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay

B. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến

C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã

D. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng

Câu 4: Tại sao phong trào Văn hoá Phục hưng được đánh giá là một“Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?

A. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

B. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển

C. Mở ra những vùng đất mới, những con đường mới và những dân tộc mới

D. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của người châu Âu thời đó

Câu 5: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

A. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội

B. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội

C. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước

D. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội

Câu 6: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?

A. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp

B. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc

C. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản

D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bối cảnh lịch sử dẫn tới sự xuất hiện của phong trào Văn hóa Phục hưng ở Tây Âu?

A. Tư tưởng bảo thủ của Giáo hội cản trở xã hội phát triển

B. Sự tồn tại và thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế

C. Sự xuất hiện và ảnh hưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng

D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

A. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn

B. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh

C. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển

D. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ

Câu 9: Nội dung nào sau đây không thuộc phong trào Văn hóa Phục hưng?

A. Đề cao quyền độc lập của các dân tộc trên thế giới

B. Lên án Giáo hội Cơ Đốc giáo và xã hội phong kiến

C. Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản

D. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân

Câu 10: Điểm giống nhau giữa điều kiện tự nhiên của Hi Lạp và La Mã cổ đại là gì?

A. Địa hình bẳng phẳng, ít bị chia cắt 

B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

C. Có nhiều đồng bằng rộng lớn, màu mỡ

D. Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh

Câu 11: Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

A. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế

B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt

C. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm

D. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng

Câu 12: Nội dung nào sau đây là đúng?

A. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công ti thương mại

B. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ đồn điện, trang trại

C. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ phường hội

D. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công trường thủ công

Câu 13: Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

A. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô

B. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở

C. Kim tự tháp Kê-ốp

D. Hệ chữ cái La-tinh

Câu 14: Nội dung nào dưới đây là đúng?

Nét mới trong phương thức bóc lột ở nông thôn thời hậu kì trung đại là

A. Nông nô bị biến thành công nhân nông nghiệp, làm việc cho chủ đất theo chế độ làm công ăn lương

B. Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa phải nộp nhiều thứ thuế

C. Thợ thủ công lao động trong các xưởng thủ công của lãnh chúa và nộp hiện vật

D. Lãnh chúa giao đất cho nông nô cày cấy để thu tô, thuế

Câu 15: Ý không phản ánh đúng ý nghĩa của phong trào nông dân Đức là?

A. Chứng tỏ nông dân là lực lượng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Đức

B. Phủ nhận vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến

C. Minh chứng cho khí phách anh hung của nông dân Đức

D. Báo hiệu sự khủng hoảng, suy vong của chế độ phong kiến

3. VẬN DỤNG (15 câu)

Câu 1: Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Đan-tê A-li-ghê-ri

B. Phran-xít Bây-cơn

C. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc

D. Mi-ken-lăng-giơ

Câu 2: Đâu không phải tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại?

A. Tượng David

B. Nữ thần A-tê-na

C. Thần Vệ nữ Mi-lô

D. Lực sĩ ném đĩa

Câu 3: Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là

A. N. Cô-péc-ních

B. Ph. Pê-trác-ca

C. G. Bô-ca-xi-ô

D. Ph. Ra-bơ-le

Câu 4: Nơi hình thành Nhà nước La Mã cổ đại là

A. Bim-bi-sa-ra

B. Xít-đác-ta Gô-ta-ma

C. Bán đảo I-ta-li-a

D. A-ten

Câu 5: Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

A. Định luật bảo toàn khối lượng

B. Định lí Pi-ta-go

C. Định luật bảo toàn năng lượng

D. Định luật Niu-tơn

Câu 6: Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

A. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le

B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê

C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních

D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi

Câu 7: Ai là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng I-li-át và Ô-đi-xê?

A. Ác-si-mét

B. Hô-me

C. Pi-ta-go

D. Ta-lét

Câu 8: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là

A. Sử thi i-li-át

B. Sử thi đăm-săn

C. Sử thi ra-ma-ya-na

D. Vở kịch sơ-kun-tơ-la

Câu 9: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

A. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc

B. Xéc-van-téc

C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le

D. Uy-li-am Sếch-xpia

Câu 10: Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân La Mã cổ đại?

A. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở

B. Kim tự tháp Kê-ốp

C. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô

D. Hệ chữ cái La-tinh

Câu 11: Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?

A. Xéc-van-téc

B. Bô-ca-xi-ô

C. Pê-trác-ca

D. Ra-bơ-le

Câu 12: Phong trào Văn hóa Phục hưng do giai cấp nào khởi xướng?

A. Tăng lữ

B. Quý tộc

C. Tư sản

D. Vô sản

Câu 13: Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là

A. Tể tướng

B. Pha-ra-ông

C. Hoàng đế

D. Chấp chính quan

Câu 14: Phong trào Văn hóa Phục hưng khởi đầu ở quốc gia nào?

A. I-ta-li-a

B. Đức

C. Pháp

D. Anh

 Câu 15: Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

A. Công dân nữ từ 23 tuổi trở lên

B. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên

C. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác)

D. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên

4. VẬN DỤNG CAO ( 5 câu)

Câu 1: Bản chất nền chính trị của các quốc gia cổ đại phương Tây có điểm gì khác so với các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Dân chủ tư sản

B. Dân chủ chủ nô

C. Dân chủ quý tộc

D. Dân chủ nhân dân

Câu 2: Phong trào Văn hóa Phục hưng là trào lưu văn hóa mới ra đời trên cơ sở phục hồi giá trị của những nền văn minh cổ đại nào sau đây?

A. Văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại

B. Văn minh A-rập và Ba Tư cổ đại

C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa cổ đại

D. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành tư liệu sau

“Người Hi Lạp, Rô-ma đem các sản phẩm như … đi bán ở mọi miền ven Địa Trung Hải. Sản phẩm mua về là … từ vùng Hắc Hải, Ai Cập, … từ các nước phương Đông”.

A. Rượu nho, dầu ô liu, đồ mĩ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm … lúa mì, súc vật, lông thú … tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm

B. Rượu nho … lúa mì … hương liệu

C. Dầu ô liu … đồ dùng kim loại … xa xỉ phẩm

D. Nô lệ … lúa mì, súc vật, lông thú, … xa xỉ phẩm

Câu 4: Hậu quả của các cuộc phát kiến địa lí là

A. Nhiều người đã bỏ mạng trong các cuộc hành trình phát kiến địa lí

B. Các nước châu Âu thời đó chỉ quan tâm đến phát kiến địa lí mà không quan tâm đến phát triển kinh tế trong nước, nền sản xuất bị kéo lùi đến mấy trục năm

C. Bắt đầu thời kì đẩy mạnh xâm lược cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen

D. Thúc đẩy quá trình tan rã của chế độ phong kiến tập quyền

Câu 5: Tổ chức nhà nước đế chế ở La Mã là

A. Hoàng đế được bầu theo hình thức cha truyền con nối và có thể bị Đại hội nhân dân bãi nhiệm

B. Viện nguyên lão là cơ quan quyền lực tối cao, quyết định hầu hết các công việc quan trọng

C. Thành viên của Đại hội nhân dân gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, mỗi người đại diện cho một lá phiếu quyết định những vấn đề quan trọng như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một Hoàng đế

D. Quản lí xã hội thị tộc của người Roma thời kỳ này là 3 cơ quan: Đại hội nhân dân, Viện nguyên lão, Hoàng đế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay