Trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời Ôn tập chương 1 (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chương 1. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 1. TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V
ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI (PHẦN 2)
Câu 1: Người đứng đầu Giáo hội Thiên Chúa giáo được gọi là gì?
- A. Giám mục.
- B. Giáo dân.
- C. Linh mục.
D. Giáo hoàng.
Câu 2: Sự kết nối đường biển giữa châu Âu và châu Á liên quan đến cuộc phát kiến địa lí nào?
- A. Đi-a-xơ (Dias).
- B. Cô-lôm-bô (Columbus).
C. Ga-ma (Vasco da Gama).
- D. Am-strong (Armstrong).
Câu 3: Nữ hoàng Ê-li-da-bét I đã trao cho công ty Đông Ấn đặc quyền nào?
- A. Độc quyền buôn bán hồ tiêu.
- B. Có đồng tiền thương mại riêng.
C. Có quân đội và cảng biển riêng.
- D. Độc quyền xuất khẩu len dạ.
Câu 4: Trong các thế kỉ XIII – XVI, ở Tây Âu, tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng… có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì họ:
- A. có địa vị cao trong xã hội phong kiến.
- B. muốn duy trì chế độ phong kiến chuyên chế.
- C. muốn củng cố thế lực của Giáo hội Thiên Chúa.
D. chưa có địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
Câu 5: Cuộc chiến tranh nông dân Đức bùng nổ vào thời gian nào?
- A. Năm 1517.
B. Năm 1524.
- C. Năm 1715.
- D. Năm 1425.
Câu 6: Thiên Chúa giáo do ai sáng lập ra?
A. Chúa Giê-su.
- B. Thánh A-la.
- C. Khổng Tử.
- D. Xít-đác-ta Gô-ta-ma.
Câu 7: Ở Tây Âu thời phong kiến, mỗi lãnh chúa phong kiến đều:
A. Có một lãnh địa riêng.
- B. Miễn giảm tô, thuế cho nông nô.
- C. Có một thành thị mang tên mình.
- D. Lao động vất cả cùng với nông nô.
Câu 8: Cư dân chủ yếu trong các thành thị Tây Âu thời trung đại là
- A. Thương nhân.
- B. Thợ thủ công.
- C. Nông nô và lãnh chúa.
D. Thợ thủ công và thương nhân.
Câu 9: Nhà thám hiểm đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới là:
- A. B. Đi-a-xơ.
- B. Va-xcô đơ Ga-ma.
- C. C. Cô-lôm-bô.
D. Ph.Ma-gien-lăng.
Câu 10: Các cuộc phát kiến địa lý do tầng lớp nào tiến hành?
- A. Nông dân và nô lệ.
- B. Tướng lĩnh quân đội.
- C. Lãnh chúa và nông nô.
D. Thương nhân và quý tộc.
Câu 11: Lực lượng bán sức lao động cho chủ xưởng là:
- A. Lao động làm thuê.
B. Công nhân.
- C. Nông dân mất đất.
- D. Dân thành thị.
Câu 12: Nhà tư bản gồm những thành phần nào?
- A. Thương nhân.
- B. Chủ ngân hàng.
- C. Chủ xưởng.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 13: Giai cấp tư sản đang lên ở châu Âu thời trung đại đã chống lại hệ tư tưởng của đạo nào?
- A. Đạo Hồi.
B. Đạo Ki-tô.
- C. Đạo Phật.
- D. Ấn Độ giáo.
Câu 14: Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là ai?
- A. Rem-bran
- B. Van-Gốc
- C. Lê-vi-tan
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi
Câu 15: Tôn giáo mới nào được ra đời trong Phong trào cải cách tôn giáo?
- A. Đạo Hồi.
B. Đạo Tin Lành.
- C. Đạo Do Thái.
- D. Đạo Kito.
Câu 16: Cơ sở kinh tế của Tây Âu thời phong kiến có điểm khác với châu Á thời phong kiến là:
- A. Nông nghiệp đóng kín cửa ở nông thôn.
B. Nông nghiệp đóng kín cửa ở lãnh địa.
- C. Nông nghiệp quy mô lớn.
- D. Nông nghiệp gắn với nông dân và nông thôn.
Câu 17: Ý nào dưới đây không phải là hệ quả tích cực của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV?
- A. Thị trường thế giới được mở rộng, thương nghiệp phát triển.
Câu 18: Hoàn thành nội dung sau: ............ là hình thức sản xuất mang tính chất tư bản chủ nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực công nghiệp.
- A. Hộ chăn nuôi.
- B. Xưởng dịch vụ.
- C. Khu công nghiệp.
D. Công trường thủ công.
Câu 19: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo, ngoại trừ:
- A. Giáo hội Thiên Chúa dần trở nên lũng đoạn, chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu.
B. Giai cấp tư sản muốn sáng lập tôn giáo mới để cứu vớt những người nghèo khổ.
- C. Nhiều giáo hoàng và giám mục quá quan tâm đến quyền lực và vật chất.
- D. Nhiều lễ nghi Thiên Chúa giáo gây tốn kém và phiền phức cho đời sống của các tín đồ.
Câu 20: Vì sao phong trào Văn hóa Phục hưng được coi như một “Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại”?
A. Tạo ra sự biến đổi căn bản trong nhận thức của con người châu Âu tại thời điểm đó.
- B. Mở ra những vùng đất mới, con đường mới và những dân tộc mới.
- C. Thị trường thế giới được mở rộng, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển.
- D. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
Câu 21: "Thẻ miễn tội" có nghĩa là gì?
- A. Con người không cần phải lao động.
- B. Con người có quyền thống trị đất nước.
C. Xóa bỏ mọi "tội lỗi" cho con người.
- D. Con người muốn làm gì cũng được tùy ý.
Câu 22: Trong phong trào Cải cách tôn giáo, M. Lu-thơ chủ trương làm gì?
- A. Kịch liệt lên án những hành vi tham lam của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ giáo lí giả dối của Giáo hội.
- B. Đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- C. Đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 23: Ma-gien-lan là người nước nào?
A. Bồ Đào Nha
- B. Italia (Ý)
- C. Tây Ban Nha
- D. Anh
Câu 24: Bức họa trên vòm nhà thờ Xích-xtin (Va-ti-căng) là của họa sĩ nào?
- A. Lê-ô-na- đơ Vanh-xi
- B. Mác-tin Lu-thơ
C. Mi-ken-lăng-giơ
- D. G. Ga-li-lê
Câu 25: Đây là đồng tiền của quốc gia nào tại thế kỉ XVI?
A. Đức
- B. Pháp
- C. Anh
- D. I-ta-li-a