Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều Bài 4: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội_Một hằng số văn hóa Việt Nam

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 4_Đọc_Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội_Một hằng số văn hóa Việt Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

ĐỌC BÀI: THĂNG LONG – ĐÔNG ĐÔ – HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Thể loại của văn bản trên là gì?

A. Kịch

B. Văn bản thông tin

C. Tuồng

D. Chèo

Câu 2: Phương thức biểu đạt của văn bản là?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Thuyết minh

D. Thuyết minh kết hợp tự sự và nghị luận

Câu 3: Bố cục của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” gồm?

A. 4 phần

B. 3 phần

C. 2 phần

D. 5 phần

Câu 4: Giá trị nội dung của tác phẩm “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam” là?

A. Ca ngợi nền văn hóa, nét đẹp lâu đời của mảnh đất Hà Nội

B. Giới thiệu sự hình thành và nếp sống thanh lịch của người Hà Nội

C. Cả A và B

D. Không có giá trị nội dung

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là?

A. Các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.

B. Giọng văn nhẹ nhàng, sâu sắc

C. Sử dụng sáng tạo kết hợp các phương thức biểu đạt nhằm phân tích đánh giá văn bản

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Văn hóa Hà Nội được hình thành dựa trên sự kết hợp của những yếu tố?

A. Trữ lượng folklore (dân gian) phong phú, ca dao, tục ngữ, dân ca, chèo, múa rối, truyện cổ tích,... của vũng Đông, Nam, Đoài, Bắc kết tụ chọn loc và nâng cao trên cái có sẵn của vùng non nước Hồ Tây - Hồ Gươm, núi Nùng, núi Khán mà trở thành folklore Hà Nội.

B. Truyền thống lễ hội văn hóa dân gian, sinh hoạt văn hóa tôn giáo lâu đời

C. Văn hoá dân gian không tách rời mà kết hợp, hoà họp với văn hoá cung đình và được “chính thức hoá" và “sang trọng hoá". Cái sang trọng bao giờ cũng là một sắc thái cần và bắt buộc của văn hoá Thủ đô, văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Thành phố Hà Nội có diện tích lớn thứ mấy trong tất cả các thành phố trực thuộc trung ương ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Tên gọi "Hà Nội" bắt đầu được dùng làm địa danh ở Việt Nam từ năm bao nhiêu ?

A. 1831

B. 1888

C. 1896

D. 1902

Câu 9: Hà Nội được đã được UNESCO trao danh hiệu "Thành phố vì hòa bình" vào ngày tháng năm nào ?

A. 21/12/1978

B. 12/08/1991

C. 04/10/1990

D. 16/07/1999

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Đâu là câu nói thể hiện nét đẹp của người Hà Thành?

A. Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

B. Có phải em – cô gái Hà Nội? Em mang trong mình 4 mùa của 1 thủ đô ngàn năm.

C. Hà Nội đỏng đảnh sợi nhớ sợi thương, Hà Nội du dương lạc vào bài hát, Hà Nội khao khát sưởi ấm bờ vai.

D. Tôi sinh ra giữa lòng Hà Nội, mang trong mình dòng máu mùa thu, thu Hà Nội mang nỗi buồn yên ả, như cõi lòng của 1 gã suy tư

Câu 2: Đâu là nét tính cách đặc trưng của người Hà Nội?

A. Trí tuệ, bác học, tài hoa, nho nhã

B. Phóng khoáng, hào hoa, lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình

C. Tính chừng mực, văn minh thanh lịch

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Đâu là món ăn dân dã nổi tiếng đã được tổng thống obama thưởng thức trong chuyến công du đến Việt Nam?

A. Bún chả

B. Bún đậu mắm tôm

C. Phở thìn

D. Phở bò

Câu 4: Qua thời gian đã mài giũa ra những người con Hà Nội như thế nào?

A. Bủn xỉn

B. Keo kiệt

C. Thanh lịch, tinh tế, tài hoa, phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch.

D. Không tinh tế

Câu 5: Sự hình thành văn hóa Hà Nội về phương diện nội dung?

A. Lịch sử hình thành văn hóa Hà Nội qua các triều đại lịch sử: Triều đình Lý – Trần; nhà nước dân tộc Lý – Trần – Lê.

B. Các yếu tố dẫn đến sự hình thành văn hóa Hà Nội: Sự kết hợp giữa yếu tố Văn hóa dân gian và văn hóa cung đình.

C. Cả A và B

D. Không có sự hình thành về nội dung

Câu 6: Trường đại học đầu tiên của Việt Nam có tên là gì?

A. Văn Miếu Quốc Tử Giám

B. Viện Đại học Đông Dương

C. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

D. Đại Học Bách Khoa

Câu 7: Đâu là di sản thế giới được UNESCO công nhận?

A. Hoàng thành Thăng Long

B. Phố đi bộ Hồ Gươm

C. Văn Miếu Quốc Tử Giám

D. Chùa Một Cột

Câu 8: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Tranh luận gay gắt trong thư viện.

B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.

C. Kể chuyện với bạn khi ngồi trên xe bus và phá lên cười rất to.

D. Cãi nhau to tiếng khi mẹ gọi điện hỏi bao giờ đi chơi với bạn về.

Câu 9: Đâu là nét trang phục của người Hà Nội xưa?

A. Giản dị, thanh nhã

B. Sang trọng, đẳng cấp

C. Trên đông dưới hè

D. Ăn mặc lố bịch

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Thế nào là người Hà Nội?

A. Người sinh ra ở Hà Nội

B. Người lớn lên ở Hà Nội

C. Người có từ 3 đời trở lên sống ở Hà Nội

D. Là Người đã và đang sinh sống, sinh cơ lập nghiệp trên đất Hà Nội

Câu 2: Nếp sống thanh lịch của người Hà Nội về phương diện nội dung là?

A. Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự hình thành nếp sống thanh lịch của người Hà Nội (Từ lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy giỏi; đến nảy sinh nhu cầu lựa chọn; đến hình thành mạng lưới làng quê sản xuất đặc sản nông phẩm và sản phẩm thủ công ven đô; ròi trở nên sành ăn, sành mặc, đánh giặc giỏi, làm ăn tài…)

B. Trích những câu thơ, câu thành ngữ. tục ngữ để bổ sung, làm rõ nội dung

C. Cả A và B

D. Tất cả các đáp án sai

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Hà Nội là nơi tập trung của những người Việt Nam lao động?

A. Lao động không làm ăn gì

B. Lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi

C. Lao động chỉ ngồi há miệng chờ sung

D. Lao động làm gì cũng sai

Câu 2: Người khai sinh ra kinh thành Thăng Long là?

A. Lý Bí

B. Lý Thường Kiệt

C. Lý Công Uẩn

D. Lý Thái Tông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay