Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - Một hằng số văn hóa việt nam
Giáo án tiết: Văn bản 1 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - Một hằng số văn hóa việt nam sách ngữ văn 10 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 10 cánh diều tiết: Văn bản 1 Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội - Một hằng số văn hóa việt nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất
Ngày soạn: …/…/….
Ngày dạy: …/…/….
Bài 4. VĂN BẢN THÔNG TIN
…………………………………………………..
Môn: Ngữ văn 10 - Lớp: ……..
Số tiết: tiết
ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
TIẾT…: VĂN BẢN 1. THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM
Nhận biết và sử dụng được cách trích dẫn, chú thích trong văn bản; phân tích được vai trò của một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... trong văn bản.
Viết được bản nội quy hoặc hướng dẫn nơi công cộng, bài luận về bản thân.
Biết thuyết trình và thảo luận về một địa chỉ văn hoá.
Trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; thể hiện được thái độ, hành vi sống tích cực, tiến bộ.
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đẻ và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam;
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Phẩm chất:
- Trân trọng, gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc; thể hiện thái độ sống tích cực, tiến bộ.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam.
- Nội dung: kiến thức của HS có liên quan đến bài học
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi mang tên Theo dòng lịch sử.
Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội:
- Sau khi lên ngôi mở đầu triều đại nhà Lý, vua Lý Thái Tổ đã quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Bạn cho biết, tên gọi Thăng Long xuất hiện vào năm nào?
- Năm 1009
- Năm 1010
- Năm 1011
- Năm 1000
- Hà Nội có bao nhiêu phố bắt đầu bằng từ 'hàng'?
- 30
- 34
- 36
- 40
- Phố Hàng Đào chuyên bán đồ gì?
- Chuyên bán cây đào
- Chuyên bán tơ lụa, vải sợi
- Chuyên bán hàng thực phẩm
- Chuyên bán giày dép
- Tại sao đặt tên phố là Hàng Chuối?
- Phố ngày xưa chuyên bán chuối
- Nơi này chuyên bán các mặt hàng làm từ chuối: bánh chuối, chuối sấy...
- Nơi đó là bãi trồng chuối cho quân lính nuôi voi.
- Là vùng trồng chuối lớn nhất Hà Nội hiện nay.
- Đâu là phố ẩm thực của Hà Nội?
- Hàng Ngang
- Hàng Bè
- Duy Tân
- Tống Duy Tân
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chơi trò chơi, nhìn vào hình ảnh, đoán tên và các nhân vạt trong vở chèo.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trả lời từng hình ảnh.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt:
- GV đưa ra nhận xét: Họ đều là những người phụ nữ thời phong kiến trong các tác phẩm văn học trung đại, có những phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời nhiều hẩm hiu, sóng gió…
- GV dẫn dắt vào bài: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, hiểu biết về thú đô sẽ giúp mỗi người tự hào hơn về quốc gia, dân tộc. Thủ đô Hà Nội có những đặc trưng nào về văn hoá? Nguồn gốc dẫn đến những đặc trưng ấy là gì?
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
- Mục tiêu: Giúp HS chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đọc hiểu văn bản một cách hiệu quả.
- Nội dung: Tìm hiểu các tri thức có liên quan như cách đọc văn bản thông tin, tác giả, tác phẩm.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến nhà sử học Trần Quốc Vượng và tên văn bản.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS : trình bày lại cách thức đọc hiểu văn bản thông tin theo gợi ý của SGK. - Gọi một số HS nêu những thông tin tìm hiểu được về: + Nhà sử học Trần Quốc Vượng và xuất xứ văn bản. + Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội”. - Chốt lại một số điểm quan trọng mà HS cần lưu ý.
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
| I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Trần Quốc Vượng, 12/12/1934 - 8/8/2005, là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam. - Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại. - Ông sinh tại huyện Kinh Môn, Hải Dương nhưng quê quán ở thôn Lê Xá, xã Châu Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. - Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp. - Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật. - Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật,...) và ngoài nước. 2. Tác phẩm
- Ý nghĩa tên gọi: * Thăng Long: - Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nghĩa là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam. - Lịch sử: Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành Kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tùy (581-618), Đường (618-907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội đã có tổng cộng 16 tên gọi cả tên chính quy và tên không chính quy, như: Long Đỗ, Tống Bình, Đại La, Đông Đô, Đông Quan, Đông Kinh, Bắc Thành, Hà Nội, Tràng An, Phượng Thành, … * Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”. * Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ dưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 cánh diều theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây