Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 6_thực hành tiếng việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_thực hành tiếng việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: NÂNG NIU KỈ NIỆM

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về trật tự từ?

A. Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu tiếng Việt.

B. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật từ từ. Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.

C. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai logic hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.

D. Không sắp xếp đúng trật tự từ có thể gián tiếp khiến các đoạn văn không liên kết với nhau.

Câu 2: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC”?

A. Ở Việt Nam, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất trên kênh VTC.

B. Giải vô địch bóng đá duy nhất ở Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có trên kênh VTC ở Việt Nam.

C. Ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) trên kênh VTC chỉ có duy nhất Việt Nam.

D. Trên kênh AFF Cup chỉ có duy nhất giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (VTC) ở Việt Nam.

Câu 3: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an”?

A. Tên trộm đã thực hiện khai nhận nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.

B. Vụ trộm đã thực hiện khai nhận nhiều tên trộm ở trụ sở công an.

C. Ở trụ sở công an, tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiềm vụ trộm.

D. Tên trộm khai nhận nhiềm vụ trộm đã thực hiện ở trụ sở công an.

Câu 4: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.”?

A. Họ ngủ một giấc cho đến chiều, nằm xuống, úp cái nón lên mặt.

B. Úp cái nón lên mặt, họ nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.

C. Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.

D. Không cần sửa.

Câu 5: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.”?

A. Đóng cửa lại, anh ấy đi vào nhà rồi từ tốn nói lời chào tôi.

B. Anh ấy từ tốn nói lời chào tôi, đóng cửa lại rồi đi vào nhà.

C. Cả A và B.

D. Không cần sửa.

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Thuyền độc mộc là thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ chứ không phải là thuyển chỉ có một khúc gỗ và ta sẽ ngồi trên đó.”?

A. Thuyền độc mộc là thuyền chỉ có một khúc gỗ chứ không phải ta sẽ ngồi trên đó là thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ.

B. Thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ là thuyền độc mộc chứ không phải là chỉ có một khúc gỗ và ta sẽ ngồi trên đó.

C. Ta sẽ ngồi trên thuyền độc mộc đó, thuyền chỉ có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ chỉ không phải là có một khúc gỗ chứ.

D. Không cần sửa.

Câu 2: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Đây là bộ phim về ngày tận thế nổi tiếng của Mỹ”?

A. Đây là bộ phim nổi tiếng của Mỹ về ngày tận thế.

B. Bộ phim đây là của Mỹ nổi tiếng về ngày tận thế.

C. Mỹ nổi tiếng về phim ngày tận thế là của bộ đây.

D. Ngày tận thế đây là về bộ phim nổi tiếng của Mỹ.

Câu 3: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt”?

A. Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.

B. Nhân dân ta kiên cường đã thể hiện một sức sống mãnh liệt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.

C. Cả A và B.

D. Không cần sửa.

Câu 4: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Các nhân viên cứu hộ mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ Áo và Slovakia khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy ở phía nam Cộng hoà Séc.”?

A. Các nhân viên ở phía nam Cộng hoà Séc khẩn trương tiếp cận với nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ hiện trường của vụ lốc xoáy mang đến Áo và Slovakia.

B. Các nhân viên cứu hộ đến từ Áo và Slovakia mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy ở phía nam Cộng hoà Séc.

C. Cả A và B.

D. Không cần sửa.

Câu 5: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Để tiện lợi trong việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, giản tiện mà thú vị”?

A. Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, thú vị mà giản tiện.

B. Người bán hàng trên chợ nổi giản tiện mà thú vị có những lối rao hàng dân dã để tiện lợi cho việc giao thương.

C. Cả A và B.

D. Không cần sửa.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Sơn cúi đầu lặng im, sợ hãi, nép vào sau lưng chị”?

A. Sơn cúi đầu, sợ hãi, lặng im nép vào sau lưng chị.

B. Sơn nép vào sau lưng chị, lặng im sợ hãi cúi đầu.

C. Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Ngọn khói nhẹ bẫng như tơ, màu xanh, quẩn trên mái lá”?

A. Màu khói xanh nhẹ bẫng như ngọn tơ quẩn trên mái lá.

B. Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá.

C. Không cần sửa.

D. Không thể sửa.

Câu 3: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Hãy cùng sách vở đi chơi thì thế mỏng manh.”?

A. Hãy cùng đi chơi thì sách vở mong manh thế.

B. Sách vở chơi đi mỏng manh thì thế hãy.

C. Không cần sửa

D. Không thể sửa

Câu 4: Trong bài thơ “Tây Tiến” có câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. “Dữ oai hùm” ở đây có nên sửa thành “dữ oai hùng” không?

A. Có vì “oai hùng” mới là từ chuẩn.

B. Có vì “dữ oai hùng” cho thấy sức mạnh tựa như anh hùng của những người lính hơn việc sức mạnh chỉ như “hùm”.

C. Không vì “oai hùm” không chỉ gợi vẻ oai phong, lẫm liệt của người lính mà còn góp phần khẳng định vẻ đẹp ấy mang sự dũng mãnh như những mãnh hổ làm chủ, ngự trị chốn rừng thiêng.

D. Không vì “oai hùm” mới là từ chuẩn trong thơ văn còn “oai hùng” chỉ là từ chuẩn trong giao tiếp hằng ngày.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Cho đoạn trích từ văn bản “Dưới bóng hoàng lan”:

“Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi.”

Câu nào sau đây nói đúng về hai từ “tắm” trong đoạn trích trên?

A. Từ “tắm” thứ nhất được dùng với nghĩa gốc là làm sạch người bằng nước; từ “tắm” thứ hai được dùng để biểu đạt nghĩa của chuyển của từ với ý nghĩa là đắm mình trong không khí tươi mát, dịu nhẹ, ngọt ngào của khu vườn và ngôi nhà thân thuộc.

B. Từ “tắm” thứ nhất mang phong cách trực tiếp; từ “tắm” thứ hai mang phong cách gián tiếp.

C. Từ “tắm” thứ nhất cho thấy tính cách sạch sẽ của Thanh; từ “tắm” thứ hai thể hiện trọn vẹn niềm hạnh phúc của Thanh sau khi gột rửa, trút bỏ tất cả bụi trần để tu thành chính quả.

D. Từ “tắm” thứ nhất khiến người đọc hiểu hơn về kí ức, kỉ niệm mà ngôi nhà tạo dựng cho Thanh còn từ “tắm” thứ hai là về tình cảm của Thanh dành cho ngôi nhà của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay