Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 7_đọc mở rộng_Dục Thuý sơn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_đọc mở rộng_Dục Thuý sơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

ĐỌC MỞ RỘNG THEO THỂ LOẠI: DỤC THUÝ SƠN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: So với nguyên văn, bản dịch nghĩa đã:

A. Truyền tải được những tư tưởng ở thời đại của tác giả.

B. Bổ sung những cấu trúc đặc biệt.

C. Dịch sai nhiều từ ngữ của nguyên văn.

D. Dịch sát các từ ngữ của nguyên văn.

Câu 2: Hai câu 3 và 4 trong bản dịch thơ có điểm gì khác so với nguyên văn?

A. Trật tư và logic ý thay đổi.

B. Ý thơ hay hơn so với nguyên văn.

C. Nội dung khác đi.

D. Không có điểm gì khác biệt.

Câu 3: Cụm từ “trâm thanh ngọc” trong nguyên văn được dịch thơ thành gì? Hãy nhận xét về cách dịch đó.

A. “Hình trâm ngọc”. Thừa từ “hình”.

B. “Hình trâm ngọc”. Chưa gợi được nét tinh tế ở từ “thanh”.

C. “Trâm ngọc”. Chưa gợi được rõ sắc xanh của cây trâm.

D. “Trâm ngọc”. Chưa gợi được rõ sắc thanh của cây trâm.

Câu 4: Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong những câu thơ nào, điểm nhìn từ đâu?

A. Bốn câu 3, 4, 5 và 6, từ điểm nhìn gần, sắc nét, chân thật.

B. Hai câu 1, 2, điểm nhìn từ một ngôi chùa trên ngọn núi.

C. Hai câu 5, 6, điểm nhìn thì tác giả không đề cập đến.

D. Hai câu 3 và 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng.

Câu 5: Núi Dục Thuý được tác giả ví với cái gì? Hãy nhận xét về hình ảnh và bút pháp đó.

A. Như đoá sen nổi trên mặt nước. Hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo.

B. Như liên hoa. Hình ảnh và bút pháp mang tính truyền thống, cổ điển.

C. Như mái tóc xanh. Hình ảnh độc lạ kết hợp với bút pháp truyền thống.

D. Như ngọn tháp toả ánh hào quang. Hình ảnh và bút pháp có tính bác học.

Câu 6: Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với gì?

A. Đoá sen.

B. Liên hoa đài

C. Mái tóc xanh

D. Ngọn tháp

Câu 7: Những câu thơ nào miêu tả cái nhìn cận cảnh núi Dục Thuý?

A. Hai câu 5 và 6

B. Ba câu 4, 5 và 6

C. Hai câu 7 và 8

D. Bốn câu cuối.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: “Bản dịch nghĩa có thể thêm các từ không có trong nguyên văn, thường là các từ ……………, nhằm giải thích rõ ý của nguyên văn, điều mày không tạo ra sự khác biệt về …………….”

Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống.

A. Chỉ quan hệ, nội dung

B. Đặc biệt, cấu trúc

C. Chỉ hành động, hàm ý.

D. Chỉ tính chất, sức biểu cảm.

Câu 2: Hai câu 7 và 8 trong bản dịch thơ có điểm gì khác so với nguyên văn?

A. Cấu trúc thay đổi.

B. Ý thơ mất đi tính hàm ý.

C. Nội dung bị thay đổi.

D. Không có điểm gì khác biệt.

Câu 3: Cụm từ “thuý hoàn” trong nguyên văn được dịch thơ thành gì? Hãy nhận xét về cách dịch đó.

A. “Tóc huyền”. Sai tính chất: “huyền” không được dùng để chỉ bộ phận của con người.

B. “Tóc huyền”. Sai màu sắc: “tóc huyền” là tóc đen còn “thuý hoàn” là mái tóc xanh.

C. “Ánh tóc huyền”. Thừa từ, thiếu ý, sai nghĩa.

D. “Ánh tóc huyền”. Sai về nội dung và sắc thái: “thuý hoàn” chỉ cảnh vật đẹp, nên thơ còn “tóc huyền” chỉ có thể mô tả cảnh vật tương đối chân thật.

Câu 4: Từ nào trong bản dịch thơ có thể khiến người đọc cảm nhận sai?

A. Bóng tháp

B. Cửa biển

C. Non tiên

D. Mặt nước

Câu 5: Nếu xét bài thơ ở mô hình kết câu 6/2 thì nội dung của sáu câu đầu và hai câu kết là gì?

A. Sáu câu đầu nói về cảm nhận của tác giả khi đứng trước núi Dục Thuý, hai câu kết thể hiện nỗi buồn về tình hình chính sự của đất nước.

B. Sáu câu đầu thiên về tả cảnh, bức tranh núi Dục Thuý, hai câu kết thể hiện cảm xúc và hoài niệm của tác giả.

C. Sáu câu đầu là bối cảnh ra đời của bài thơ, hai câu kết là diễn biến các hoạt động của tác giả khi đến chơi núi Dục Thuý.

D. Sáu câu đầu là diễn biến các hoạt động của tác giả khi đến chơi núi Dục Thuý, hai câu kết là cảm nhận sau chuyến đi.

Câu 6: Nếu xét bài thơ ở mô hình cấu trúc đề - thực – luận – kết thì nội dung nào sau đây là không đúng?

A. Hai câu đầu: Giới thiệu chung về cảnh vật.

B. Hai câu thực: Cảnh đẹp của ngọn núi nhìn từ xa, trên cao.

C. Hai câu luận: Vẻ đẹp của núi khi qua các tác phẩm của người xưa.

D. Hai câu kết: Tâm sự hoài niệm trước cảnh vật.

Câu 7: Nếu xét bài thơ ở mô hình kết câu 2/4/2 thì nội dung của hai câu cuối là gì?

A. Dự cảm về tương lai của ngọn núi.

B. Những toan tính của tác giả về việc thành lập một khu du lịch sinh thái ở đây.

C. Tâm sự hoài niệm của nhà thơ.

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Câu nào sau đây nói đúng về hình ảnh đoá sen trong bài thơ?

A. Là một hình ảnh đắt giá, chi phối toàn bộ bài thơ.

B. Gợi lên sự mạnh mẽ của thiên nhiên núi rừng nhưng lại rất trang nhã và tinh tế.

C. Có ý nghĩa biểu tượng, gợi ý niệm thoát tục, như là cõi tiên rơi xuống trần gian.

D. Cả B và C.

Câu 2: Câu nào sau đây là dẫn chứng cho nhận định “Ngôn từ được sử dụng tinh tế, chính xác, tạo ấn tượng”?

A. Từ “thuỷ” có nghĩa là nước, gợi vẻ đẹp trang nhã, đầy mê hoặc của núi rừng.

B. Từ “phù” có nghĩa là nổi, nhưng lay động tại chỗ (khác với “phiếm” cũng là nổi nhưng trôi dạt).

C. Từ “truỵ” có nghĩa là rơi, rớt từ trên cao xuống, thể hiện sự sống động trong miêu tả.

D. Cả B và C.

Câu 3: Đâu là chi tiết đặc sắc miêu tả cận cảnh núi Dục Thuý?

A. So sánh bóng tháp hiện lên trên mặt nước như chiếc trâm ngọc xanh

B. Ánh sáng sóng nước như đang soi chiếu mái tóc biếc

C. Sự thương nhớ đến Trương Hán Siêu

D. Cả A và B.

Câu 4: Vì sao có thể nói vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ được so sánh với vẻ đẹp của người con gái?

A. Tác giả đã áp dụng các thủ pháp miêu tả thiên nhiên gắn với đặc điểm con người theo quy chuẩn của thơ trung đại phương Đông.

B. Vì hình ảnh thiên nhiên được hoán dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ độ tuổi trăng tròn.

C. Các chi tiết “trâm ngọc xanh” và “mái tóc biếc” gợi hình ảnh trẻ trung, trong sáng, trữ tình, nên thơ giúp liên tưởng đến hình ảnh người con gái.

D. Tất cả các đáp án trên.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Vì sao việc lấy vẻ đẹp của con người để diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên được coi là hiện đại, đặc biệt?

A. Vì nó đối lập với thơ cổ, thường lấy chuẩn mực vẻ đẹp tự nhiên để so sánh với con người.

B. Vì nó đặt nền tảng cho sự phát triển của trường phái thơ hiện đại sau này.

C. Vì nó mang dấu ấn của thời đại, một triều đại với nhiều thứ mới lạ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn”, thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước sống núi kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của bài thơ “Dục Thuý sơn”, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?

A. Muốn gửi gắm những nỗi niềm chung như thế vì tác giả đã thể hiện khao khát được hoà mình vào thiên nhiên bao la, rộng lớn.

B. Muốn gửi gắm những nỗi niềm chung như thế vì tác giả đã có cái nhìn từ xa, bao quát, điều đó cho thấy tầm cỡ lớn lao của ông.

C. Muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Tác giả đã bộc lộ những suy tư về con người, về lịch sử. Ý thơ thể hiện rõ sự hoài niệm, thương tiếc.

D. Muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình. Tác giả đã đưa vào hình ảnh về một con người vĩ đại trước đây, Trương Hán Siêu, người mà ông luôn ái mộ.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản - Dục thúy sơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay