Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8_văn bản 1_đất rừng phương Nam
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 8_văn bản 1_đất rừng phương Nam. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
VĂN BẢN 1: ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (8 câu)
Câu 1: Đâu không phải một chi tiết quan trọng trong văn bản?
A. Buổi sáng, tía nuôi, Cò và An đi vào rừng lấy mật.
B. Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại.
C. Cò đã chỉ vẽ cho An nhiều kinh nghiệm đi rừng như quan sát, phát hiện như đàn chim nhiều loại rất đẹp và đa dạng,...
D. An rất háo hức vì lần đầu tiên “mục sở thị” cảnh “ăn ong”.
Câu 2: Đâu là một chi tiết đúng trong văn bản?
A. Cò quan sát cách lấy mật của tía nuôi thông qua câu chuyện gác kèo ong mà má nuôi đã kể cho Cò từ trước.
B. An bị ong đốt.
C. Tía nuôi đuổi ong bằng một cách thức rất hiền hoà.
D. Hai cha con ra về sau khi đã lấy đầy tận 50 gùi mật ong.
Câu 3: Ngoài An thì còn có nhân vật nào là con người?
A. Cò
B. Tía nuôi An
C. Má nuôi An
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nhân vật là loài vật nào không xuất hiện trong văn bản?
A. Cò
B. Con chó Luốc
C. Đàn ong
D. Chuồn chuồn
Câu 5: Ta có thể thấy điều gì qua danh sách các nhân vật trong văn bản?
A. Sự phong phú, đa dạng sinh học của thiên nhiên Nam Bộ
B. Mối quan hệ hài hoà, cộng sinh giữa con người và tự nhiên.
C. Sự giàu có không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần.
D. Cả A và B.
Câu 6: Câu chuyện “đi lấy mật” magn điểm nhìn của nhân vật nào?
A. An
B. Cò
C. Tía nuôi An
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Điểm nhìn của ai là quan trọng nhất?
A. An. Vì điều đó giúp cho câu chuyện đi lấy mật nói riêng và câu chuyện miêu tả đất rừng phương Na hiện lên tươi mới, thú vị, hấp dẫn và điều đó được truyền tải lan toả đến người đọc.
B. Cò. Vì đây là một cậu bé rành rẽ chuyện đi rừng, am hiểu và tự hào vì mình thân thuộc với rừng.
C. Tía nuôi. Vì điều đó cho thấy sự “chuyên nghiệp” trong cong công việc, khoan dung và thân thiện với tự nhiên, luôn hoà hợp với tự nhiên, dựa vào thiên nhiên để sinh sống, đồng thời cũng bảo vệ thiên nhiên.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết...” Đây là đoạn đối thoại giữa ai với ai?
A. An – Cò
B. An – Má nuôi
C. An – Tía nuôi
D. An – Con chó Luộc
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: “Thứ đồ bỏ, không ăn thua gì đâu. Mày mà gặp “sân chim” thì mày sẽ biết...” Đoạn đối thoại này cho thấy:
A. Sự kiêu căng, tự cao, khinh thường An của tía nuôi.
B. Sự thân mật, hồn nhiên đôi khi có chút giễu cợt, hiếu thắng của những đứa trẻ.
C. Cách dạy dỗ mang tính dân dã giữa một người lớn và trẻ con của người phương Nam.
D. Cả A và C.
Câu 2: “Đừng! Không nên giết ong, con à! Để tía đuổi nó cách khác....”. Đoạn đối thoại này cho thấy:
A. Tía nuôi An có kiến thức uyên thâm về loài ong.
B. Sự nhút nhát, sợ sệt của loài ong trước sức mạnh tàn bạo của loài người.
C. Sự khoan dung và ôn hoà của tía nuôi đối với các sinh vật trong tự nhiên.
D. Nỗi lo sợ về việc các con khác sẽ tìm cách trả thù ông nếu ông giết con ong đó.
Câu 3: “Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu cây! Một cây còn biết bao nhiêu nhánh! Biết con ong sẽ đóng tổ ở cây nào, nhánh nào? Có phải bạ chỗ nào nó cũng gởi mật đâu? Nhưng làm nghề nào rồi khắc phải thạo nghề ấy con ạ!”. Đoạn đối thoại này thể hiện:
A. Sự lão luyện của má nuôi An trong chiến đầu với kẻ thù.
B. Sự ôn tồn, trìu mến của cha mẹ dành cho con cái và sự khuyến khích lòng ham học hỏi.
C. Tinh thần ham học của má nuôi An mà bà muốn truyền thụ cho An.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Sự khác biệt về ngoại hình giữa An và Cò là gì?
A. An không biết bay còn Cò thì biết.
B. An có tính cách giống con người còn Cò có tính cách giống con chim.
C. An không được miêu tả kĩ nhưng không có sức khoẻ như Cò; Cò có cặp chân gầy như bộ giò nai, đi bộ không thấm gì?
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa An và Cò là gì?
A. An thường đặt các câu hỏi, thắc mắc, ăn nói đúng mực còn Cò bông lơn, hài hước, thân mật.
B. An biết nhường nhịn, yêu thiên nhiên còn Cò thì hơi tàn ác và bạo ngược.
C. An thì ăn nói trang nhã, lịch sự còn Cò thì ăn nói ngỗ nghich, coi thường.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Sự khác biệt về tính cách giữa An và Cò là gì?
A. An luôn vội vàng, hấp tấp còn Cò thì luôn cận trọng, bình tĩnh.
B. An ham học hỏi, có kiến thức nhưng chưa thực tiễn còn Cò hoà đồng, vui vẻ, hóm hỉnh, am hiểu về thiên nhiên.
C. An mang tính cách của người thành phố còn Cò mang tính cách của người vùng sông nước.
D. Cả B và C.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Việc có nhiều điểm nhìn có tác dụng gì?
A. Mang lại cho người đọc một cảm giác khác biệt về thiên nhiên miền Nam.
B. Giúp thiên nhiên được mô tả một cách rõ nét.
C. Giúp nhân vật thể hiện những phẩm chất tốt đẹp.
D. Tạo sự hấp dẫn, đa chiều cho văn bản.
Câu 2: Cho đoan văn sau:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hoá đó, từ đó hoá tím xanh...Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái.”
Trong đoạn văn này, câu, cụm từ nào không chỉ sự việc?
A. Chim hót líu lo.
B. Mấy con kì nhông nằm vươn mình
C. Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới
D. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây.
Câu 3: Đọc đoạn văn ở câu 2 phần Vận dụng. Chúng ta thấy được điều gì qua đoạn văn này?
A. Sự sinh động của cánh rừng phương Nam với biết bao nhiêu là sinh vật như chim chóc, kì nhông con Luốc,...
B. Thiên nhiên xinh đẹp như nắng, gió, hương hoa tràm,…
C. Thiên nhiên luôn điều chỉnh để có thể thích ứng với nhau để cộng sinh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Chủ đề của văn bản có thể là:
A. Một chuyến đi lấy mật
B. Những trải nghiệm thú vị của nhân vật An trong một chuyển theo tía nuôi đi lấy mật ong rừng
C. Bài học về việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đi đôi với việc bảo vệ tự nhiên qua chuyến đi lấy mật của ba cha con.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Đâu không phải là một căn cứ để xác định chủ đề của văn bản?
A. Nhan đề của chương “Đi lấy mật”
B. Các chi tiết, câu chuyện, sự kiện trong chương đều xoay quanh chuyện “đi ăn ong”.
C. Các kiến thức khoa học về loài ong, cách đi lấy mật ong đúng cách để duy trì.
D. Các câu như: “lần đầu tiên tôi theo tía nuôi và thằng Cò đi “ăn ong” đây”, “sắp lấy mật đa, này An”, “từ sáng sớm đến lúc gần về chiều, tía nuôi tôi đã gỡ hơn năm mươi kèo ong Mật đầy cả hai gùi. Tôi mang gùi mật óc ách đằng sau lưng mà vẫn cảm thấy nhẹ tênh, và tiếc cái gùi bé quá”,…
Câu 2: Liên hệ thực tế. Đâu là sự khác biệt giữa thiên nhiên của quá khứ và của hiện tại?
A. Thiên nhiên quá khứ thì trù phú, hoang dã, giàu có còn hiện tại thì cạn kiệt tài nguyên, bị những tác động của biến đổi khí hậu,…
B. Thiên nhiên quá khứ thì bị bom Pháp, Mỹ phá tan tành còn hiện tại thì cạn kiệt tài nguyên, bị những tác động của biến đổi khí hậu,…
C. Thiên nhiên quá khứ thì bị bom Pháp, Mỹ phá tan tành còn hiện tại thì trù phú, giàu tài nguyên, thích hợp để phát triển du lịch sinh thái.
D. Không có sự khác biệt đáng kể.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Văn bản 1- Đất rừng phương nam