Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 2: Thu hứng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Chữ người tử tù. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA

ĐỌC BÀI: THU HỨNG (CẢM XÚC MÙA THU – ĐỖ PHỦ)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Đỗ Phủ tự là?

A. Thái Bạch

B. Tử Mĩ

C. Ba Tiêu

D. Tử Bạch

Câu 2: Đỗ Phủ là nhà thơ nổi tiếng của thời đại nào?

A. Đường

B. Tống

C. Nguyên

D. Minh

Câu 3: Đỗ Phủ còn được gọi là?

A. Thi thánh

B. Thi sử

C. Thi tiên

D. Đáp án A và B

Câu 4: Quê hương của nhà thơ Đỗ Phủ?

A. Chiết Giang

B. Lũng Tây

C. Hà Nam

D. Tô Châu

Câu 5: Đỗ Phủ sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Thương nhân

B. Nông dân nghèo

C. Quan lại

D. Có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời

Câu 6: Nội dung chính cuả thơ ca Đỗ Phủ?

A. Phản ánh chân thực và sinh động đời sống

B. Niềm đồng cảm với nhân dân lao động

C. Niềm yêu nước và tinh thần nhân đạo

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 7: Cảm xúc mùa thu của tác giả nào?

A. Tản Đà

B. Đỗ Phủ

C. Lí Bạch

D. Đỗ Pháp Thuận

Câu 8: Cảm xúc mùa thu được sáng tác năm bao nhiêu?

A. 766

B. 767

C. 768

D. 769

Câu 9: Cảm xúc mùa thu được sáng tác bằng?

A. Chữ Nôm

B. Chữ Hán

C. Chữ tượng hình

D. Chữ dân tộc

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Cảm xúc mùa thu được sáng tác bằng thể thơ?

A. Ngũ ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Song thất lục bát

D. Thất ngôn bát cú

Câu 2: Nội dung chính của bốn câu thơ sau:

“Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu Sơn, Vu Giáp khí tiêu sâm.

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.”

(Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ)

A. Cảnh mùa thu

B. Tình thu

C. Mùa lá rụng

D. Thu sắp chớm nở hoa

Câu 3: Giá trị nội dung của tác phẩm Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

A. Biểu hiện “cái tôi” cá nhân – một “cái tôi” ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

B. Thể hiện sự chán ghét của thi nhân đối với cuộc sống tầm thường nơi trần thế.

C. Nỗi lòng riêng tư của tác giả nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.

D. Thể hiện tình cảm sâu sắc, chân thành của hai nhà thơ thời Thịnh Đường.

Câu 4: Đáp án nào dưới đây không phải giá trị nghệ thuật của Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

A. Ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh

B. Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình

D. Ngôn ngữ ước lệ, nhiều tầng bật

Câu 5: Cây phong nhuốm đỏ là loài cây tượng trưng cho mùa nào ở Trung Quốc?

A. Mùa xuân

B. Mùa hè

C. Mùa thu

D. Mùa đông

Câu 6: Hai câu thực bài thơ Cảm xúc mùa thu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. Đối lập

B. Phóng đại

C. So sánh

D. Đáp án A và B

Câu 7: Bức tranh thu ở vùng rừng núi hiện lên như thế nào qua hai câu đề bài thơ Cảm xúc mùa thu của Đỗ Phủ?

A. Ảm đạm hiu hắt

B. Náo nhiệt, sôi động

C. Tươi tắn, giàu sức sống

D. Buồn bã, tẻ nhạt

Câu 8: Không gian được gợi mở trong hai câu thực bài thơ Cảm xúc mùa thu?

A. Hùng vĩ, mĩ lệ

B. Xơ xác, tiêu điều

C. Thưa vắng sự sống

D. Hạn hẹp

Câu 9: Hình ảnh thơ nào không xuất hiện trong hai câu thực của bài thơ Cảm xúc mùa thu – Đỗ Phủ?

A. Khóm cúc

B. Con thuyền

C. Nước mắt

D. Tiếng chày

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ”

Câu thơ trên có thể hiểu là?

A. Khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt

B. Khóm cúc nở ra giọt nước mắt

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 2: Hai câu kết bài thơ Cảm xúc mùa thu xuất hiện âm thành nào?

A. Tiếng chày đập vải

B. Tiếng chày giã gạo

C. Tiếng chim hót

D. Tiếng suối chảy

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay