Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 3: Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỌC BÀI: HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ QUỐC GIA (TRÍCH – THÂN NHÂN TRUNG)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Thân Nhân Trung đỗ tiến sĩ năm nào?

A. 1442

B. 1469

C. 1478

D. 1480

Câu 2: Nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra: Lệ xướng danh, yết bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, đãi yến và vinh quy bái tổ cho những người đổ đạt cao vào năm nào?

A. 1438

B. 1439

C. 1440

D. 1441

Câu 3: Dòng nào dưới đây nêu thông tin không đúng về tiểu sử, thân thế của Thân Nhân Trung?

A. Tự là Hậu Phủ, sinh năm 1418, mất năm 1499.

B. Người làng Yên Ninh, huyện Yên Dũng (Bắc Giang)

C. Đỗ tiến sĩ năm 1469.

D. Được vua Lê Thái Tông phong chức danh Tao đàn phó nguyên súy.

Câu 4: Thể loại mà Thân Nhân Trung sáng tác nhiều và đặc sắc nhất là

A. Văn bia

B. Thơ

C. Phú

D. Sử kí

Câu 5: Tác giả sinh ra tại đâu?

A. Bắc Ninh

B. Hà Nội

C. Bắc Giang

D. Hà Nam

Câu 6: Bố cục của văn bản được chia làm mấy phần?

A. 4 phần

B. 3 phần

C. 2 phần

D. 1 phần

Câu 7: Phần thứ nhất của bài nói về điều gì?

A. Nói về các quan sai

B. Nói về tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia

C. Nói về vị vua

D. Nói về các hiền tài đỗ nhưu thế nào

Câu 8: Phần thứ hai của tác phẩm nói gì?

A. Đề cao ý nghĩa của việc dựng bia và khắc tên người tài

B. Đề cao người gây dựng các tấm bia

C. Đề cao người đề cử làm bia

D. Đề cao vị vua

Câu 9: Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

A. Lập luận chặt chẽ

B. Từng câu văn đều có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lời lẽ sắc sảo

C. Cách diễn đạt thấu tình

D. Tất cả các đáp án trên

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Quan hệ lập luận giữa nguyên khí suy và thế nước yếu trong vế câu: nguyên khí suy thì thế nước yếu là quan hệ nào?

A. Điều kiện – kết quả

B. Nguyên nhân – kết quả

C. Kết quả - nguyên nhân

D. Kết quả - điều kiện

Câu 2: Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Những quyền lợi cao quý vua ban cho “kẻ sĩ” trong đoạn văn trên đã được nhấn mạnh bằng thủ pháp nghệ thuật nổi bật nào?

A. Liệt kê, trùng điệp

B. Liệt kê, tăng cấp

C. Điệp từ ngữ, cấu trúc

D. Đối ngẫu

Câu 3: Dòng nào dưới đây chưa sát đúng mục đích của việc dựng bia tiến sĩ?

A. Lưu danh các bậc hiền tài vào sử sách.

B. Làm gương tốt cho tất cả mọi người soi chung.

C. Biểu dương những trung thần nghĩa sĩ có công với nước.

D. Hướng kẻ sĩ và hiền tài dành nhiều tâm huyết phụng sự quốc gia.

Câu 4: “Thương cho công danh học hành, thăng quan tiến chức. Ân sủng lớn nhưng vẫn chưa đủ. Lại được đặt tên ở tháp Nhạn, phong là Rồng hổ, tổ chức yến tiệc linh đình. Triều đình vui mừng vì có được người tài, không có việc gì là không làm được đến mức cao nhất”. Quyền quý nhà vua ban cho các “nho sĩ” trong đoạn văn trên được nhấn mạnh bằng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật?

A. Danh sách, tin nhắn trùng lặp

B. Lên danh sách, lên cấp

C. Thông điệp từ, cấu trúc

D. Tính hai mặt

Câu 5: Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442) được xem là bài văn bia quan trọng nhất trong số 82 bài văn bia ở Văn Miếu (Hà Nội), chủ yếu vì?

A. Đây là bài văn bia hay nhất trong số 82 bài văn bia.

B. Đây là bài văn bia viết công phu nhất trong số 82 bài văn bia.

C. Đây là bài có ý nghĩa như một lời tựa chung cho cả 82 bài văn bia.

D. Đây là bài được nhiều người biết đến nhất trong 82 bài văn bia.

Câu 6: Hai chữ hiền tài được dành riêng để chỉ?

A. Người hiền lành và có tài.

B. Người tài cao, học rộng và có đạo đức.

C. Người tài có đạo đức.

D. Người vừa có tài vừa có đức.

Câu 7: Dòng nào dưới đây giải thích chính xác nhất hai chữ nguyên khí?

A. Khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

B. Chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.

C. Khí chất ban đầu là gốc rễ nuơi dưỡng sự sống còn của sự vật.

D. Chất ban đầu là cơ sở cho sự sống còn và phát triển của xã hội, đất nước.

Câu 8: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng I không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”. Trong đoạn văn trên, để nhấn mạnh vai trò đặc biệt của hiền tài đối với sự thịnh suy của đất nước, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?

A. Đối ngẫu

B. Điệp từ ngữ

C. Điệp cấu trúc

D. Nghịch đối và điệp cấu trúc

Câu 9: Quan hệ lập luận giữa nguyên khí thịnh và thế nước mạnh trong vế câu: nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh là quan hệ nào?

A. Điều kiện – kết quả

B. Nguyên nhân – kết quả

C. Kết quả - nguyên nhân

D. Kết quả - điều kiện

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước?

A. Hiền tài chính là những người học rộng, tài cao, thông minh và sáng suốt

B. Họ là những hạt nhân, khí chất ban đầu làm nên sự sống cũng như thúc đẩy sự phát triển của đất nước

C. Một quốc gia suy hay thịnh đều phụ thuộc vào đội ngũ hiền tài

D. Tất cả các đáp án

Câu 2: Ý nghĩa của việc ghi tên tiến sĩ trên bia?

A. Thể hiện sự coi trọng người tài của quốc gia; lưu danh hiền tài đến muôn đời sau

B. Khuyến khích các nhân tài tham gia giúp vua, xây dựng đất nước phát triển hưng thịnh

C. Cả A và B

D. Việc khắc không có ý nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay