Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 3: Yêu và đồng cảm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Yêu và đồng cảm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỌC BÀI: YÊU VÀ ĐỒNG CẢM (TRÍCH – PHONG TỬ KHẢI)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Phong Tử Khải là nhà văn nước nào?

A. Việt Nam

B. Nhật Bản

C. Trung Quốc

D. Ấn Độ

Câu 2: Văn bản Yêu và đồng cảm được trích từ chương mấy của cuốn sách Sống vốn đơn thuần ?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 3: Năm sinh và năm mất của Phong Tử Khải?

A. 1899 – 1976

B. 1898 – 1975

C. 1897 – 1974

D. 1896 – 1973

Câu 4: Ông đã có bao nhiêu tác phẩm về các thể loại?

A. 100

B. 200

C. 150

D. 160

Câu 5: Tác phẩm “Yêu và đồng cảm” có thể loại là gì?

A. Văn bản thông tin

B. Văn bản tự sự

C. Tản văn

D. Tiểu thuyết

Câu 6: Tác phẩm được trích trong tập sách nào?

A. Sống vốn đơn thuần

B. Bếp lửa

C. Lặng lẽ Sa Pa

D. Đồng chí

Câu 7: Phương thức biểu đjat chính của văn bản là?

A. Tự sự

B. Nghị luận

C. Biểu cảm

D. Miêu tả

Câu 8: Bố cục của văn bản “Yêu và đồng cảm” được chia làm mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 9: Phần thứ nhất của tác phẩm nói về điều gì?

A. Những cảm nhận ban đầu và cách lý giải của tác giả về sự đồng cảm

B. Giải thích rõ ràng về đồng cảm

C. Ý nghĩa của lòng đồng cảm

D. Thông điệp rút ra về lòng đồng cảm

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Phần thứ hai của văn bản nói về điều gì?

A. Cách thể hiện và ý nghĩa của đồng cảm

B. Thông điệp về lòng đồng cảm

C. Cách lý giải về đồng cảm

D. Bài học rút ra về lòng đồng cảm

Câu 2: Giá trị nội dung của văn bản “Yêu và đồng cảm” là?

A. Quan niệm của tác giả về lòng đồng cảm của người nghệ sĩ

B. Tôn trọng, ngợi ca tấm lòng đồng cảm của trẻ em

C. Cả A và B

D. Không nói về giá trị nội dung

Câu 3: Giá trị nghệ thuật của văn bản là?

A. Ngôn từ mộc mạc, gần gũi

B. Đưa ra các ý và luận điểm trong văn bản rõ ràng, logic

C. Văn phong tự nhiên

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Mỗi nghề có những sự nhìn nhận khác nhau về gốc cây, vậy nhà khoa học nhìn theo hướng nào?

A. Nhìn thấy sức sống của cây

B. Nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây

C. Nhìn thấy chất liệu tốt kém của gốc cây

D. Nhìn thấy dáng vẻ của cây

Câu 5: Mỗi nghề có những sự nhìn nhận khác nhau về gốc cây, vậy bác làm vườn nhìn theo hướng nào?

A. Nhìn thấy sức sống của cây

B. Nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây

C. Nhìn thấy chất liệu tốt kém của gốc cây

D. Nhìn thấy dáng vẻ của cây

Câu 6: Mỗi nghề có những sự nhìn nhận khác nhau về gốc cây, vậy chú thợ mộc nhìn theo hướng nào?

A. Nhìn thấy sức sống của cây

B. Nhìn thấy tính chất và trạng thái của gốc cây

C. Nhìn thấy chất liệu tốt kém của gốc cây

D. Nhìn thấy dáng vẻ của cây

Câu 7: Tác giả phục chú bé vì sự chăm chỉ hay vì điều gì khác?

A. Tác giả phục chú bé không chỉ vì sự chăm chỉ mà còn cảm phục tấm lòng đồng cảm của chú bé.

B. Chú bé ấy chăm chỉ xếp đồ vì chú thấy đồng cảm với chúng, hòa mình vào suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật và xếp chúng về đúng vị trí của mình.

C. Luôn duy trì được trạng thái hồn nhiên khi nhìn đời bằng tấm lòng đồng cảm.

D. Cả A và B

Câu 8: Vấn đề quan trọng trong các sáng tác của Phong Tử Khải là gì?

A. Vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính

B. Thơ mang đậm ý vị Thiền, khao khát giao hòa giữa con người và thế giới

C. Cuộc sống của tướng sĩ nơi biên cương, nỗi oán hờn của người cung nữ

D. Đề cao tấm lòng thơ trẻ trong cách nhìn đời và thực hành nghệ thuật

Câu 9: Đâu KHÔNG phải là điểm tương đồng giữa người nghệ sĩ và trẻ em mà tác giả đã phát hiện ra?

A. Cả trẻ em và người nghệ sĩ đều có cái nhìn không vụ lợi về mọi đối tượng

B. Luôn thích khám phá những cái mới mẻ để thỏa trí tò mò,

C. Luôn duy trì được trạng thái hồn nhiên khi nhìn đời bằng tấm lòng đồng cảm.

D. Luôn phát hiện ra những điều thú vị của thế giới ở chỗ bao người nhìn không thấy

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Sự đồng cảm là một phẩm chất không thể thiếu của người nghệ sĩ vì?

A. Nếu không có tấm lòng bao la, không đồng điệu đồng cảm, cùng buồn, cùng vui, cùng khóc với đối tượng miêu tả, chỉ chăm chăm vào kĩ thuật thì chắc chắn tác phẩm của họ không thể chạm đến trái tim của người khác.

B. Người nghệ sĩ phải đồng cảm với mọi vật, từ sinh vật đến phi sinh vật, từ động vật đến thực vật.

C. Sự đồng cảm mang đến cho người nghệ sĩ nguồn cảm hứng, sức mạnh tinh thần phong phú để tạo nên những tác phẩm giá trị.

D. Cả A và C

Câu 2: Tại sao tác giả nhắc nhiều đến trẻ em và trẻ thơ?

A. Vì trẻ em chính là người đã giúp người nghệ sĩ nhận ra cách nhìn đời, ứng xử với thế giới và nghệ thuật

B. Vì trẻ em là búp trên cành, mong manh, nhỏ bé cần được nâng niu chăm sóc và cần sự yêu thương.

C. VÌ trẻ em nhìn nhận thế giới một cách thơ ngây, nhìn nhận cuộc sống phiến diện, một chiều.

D. Vì trong thế giới của trẻ em mọi thứ đều lung linh, huyền ảo, luôn mơ về thế giới cổ tích với những gì trong sáng nhất.

=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2- Yêu và đồng cảm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay