Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 1: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 1_Đọc_Chữ người tử tù. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 1: SỨC HẤP DẪN CỦA TRUYỆN KỂ

ĐỌC BÀI: TRUYỆN VỀ CÁC VỊ THẦN SÁNG TẠO THẾ GIỚI (THẦN THOẠI VIỆT NAM)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới kể về những vị thần nào?

A. Thần Trụ Trời, Thần Gió, Thần Sấm

B. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Mưa

C. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Gió

D. Thần Trụ Trời, Thần Sét, Thần Sấm

Câu 2: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc thể loại nào?

A. Truyền thuyết 

B. Cổ tích

C. Truyện ngắn

D. Thần thoại

Câu 3: Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc nhóm thần thoại nào?

A. Thần thoại suy nguyên

B. Thần thoại sáng tạo

C. Cả hai đáp án trên

D. Thần thoại

Câu 4: Nhận định nào sau đây không đúng về tác phẩm Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới?

A. Là tác phẩm viết cho thiếu nhi

B. Phản ánh quan niệm, nhận thức của người nguyên thủy về thế giới tự nhiên

C. Là văn bản khoa học ghi chép lại những kiến thức tự nhiên

D. Là tác phẩm thần thoại thể hiện văn hóa tâm linh của con người nguyên thủy

Câu 5: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Không có đáp án đúng

Câu 6: Văn bản viết về đối tượng nào?

A. Con người

B. Đồ vật

C. Thần thánh

D. Thiên nhiên

Câu 7: Nội dung chính của văn bản Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới là gì?

A. Thể hiện sự quyền lực, mạnh mẽ và tài giỏi của ba vị thần

B. Cho thấy niềm tin của con người vào thiên nhiên

C. Bộc lộ tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của con người dành cho các vị thần

D. Thể hiện cách giải thích sự hình thành thế giới của người cổ đại

Câu 8: Ý nào sau đây không phải là giá trị nghệ thuật của văn bản?

A. Xây dựng nhân vật độc đáo

B. Sử dụng nhiều thành ngữ, điển cố

C. Hình tượng tiêu biểu, điển hình

D. Mang nhiều đặc trưng của thần thoại

Câu 9: Thái độ, tình cảm của con người với các vị thần qua văn bản này là gì?

A. Yêu quý, thân thiết

B. Ghét bỏ, coi thường

C. Sợ hãi, khiếp đảm

D. Ngưỡng mộ, kính trọng

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Xác định thời gian, không gian trong truyện Thần Trụ Trời?

A. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời

B. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Trời và đất

C. Thời gian: Khi chưa có vũ trụ. Không gian: Đất

D. Thời gian: Khi đã có vũ trụ. Không gian: Trời và đất

Câu 2: Không gian của văn bản Thần Trụ Trời là gì?

A. Trời

B. Đất

C. Trời và Đất

D. Không có đáp án đúng

Câu 3: Dấu hiệu nào sau đây cho thấy ba văn bản trong Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới thuộc nhóm thần thoại suy nguyên?

A. Nhân vật chính đều kể về các vị thần: thần Trụ trời, thần Sấm, thấm Sét

B. Thời gian phiếm chỉ và không gian vũ trụ

C. Qua câu chuyện về cuộc đời của các vị thần nhằm cắt nghĩa, lí giải các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội.

D. Cả ba đáp án trên

Câu 4: Hình ảnh Thần Trụ Trời trong hình dung của con người cổ đại được miêu tả như thế nào?

A. Thần có mặt mũi rất nanh ác, tiếng quát tháo rất dữ dội

B. Một ông thần thân thể to lớn không biết bao nhiêu mà kể, chân thần bước một bước cứ như bây giờ là từ tỉnh này qua tỉnh nọ hay là từ đỉnh núi này sang đỉnh núi kia.

C. Có một hình dạng kì quặc, thần không có đầu

D. Thần có thân hình mảnh mai, tha thướt, mặt mũi hiền từ

Câu 5: Công việc của Thần Gió là gì?

A. Thi hành pháp luật ở trần gian

B. Làm gió theo lệnh của Ngọc Hoàng

C. Dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai.

D. Xây dựng nhà cửa, giúp con người có cuộc sống ấm no.

Câu 6: Thời gian của ba văn bản trong Truyện về các vị thần sáng tạo thế giới là gì?

A. Thời nguyên thủy

B. Thời cổ đại

C. Từ những năm trước công nguyên

D. Không có thời gian cụ thể

Câu 7: Qua việc miêu tả công việc của ba vị thần, văn bản muốn thể hiện điều gì?

A. Cho người đọc thấy được sự yêu mến, ngưỡng mộ của con người xưa với các vị thần

B. Lý giải sự hình thành trời đất, gió, sét, ... các hiện tượng tự nhiên của vạn vật

C. Lý giải các quan niệm của người dân cổ đại đối với thế giới xung quanh

D. Cả ba đáp án trên

Câu 8: Công việc của Thần Sét được miêu tả như thế nào?

A. Thần có một lưỡi búa đá. Khi xử kẻ nào dù là người, là vật, là cây cỏ thì thần tự mình nhảy xuống tận nơi trỏ ngọn cờ vào đầu tội nhân rồi dùng lưỡi búa bổ xuống đầu.

B. Dùng đất, đá đắp thành một cái cột vừa cao vừa to để chống trời, tách trời và đất ra làm hai

C. Thần làm gió nhỏ hay lớn, lâu hay mau tùy thuộc vào lệnh của Ngọc Hoàng

D. Thần tạo ra sấm sét, lớn nhỏ tùy theo lệnh của Ngọc Hoàng

Câu 9: Câu hát sau được lưu hành nhằm chỉ công việc của thần nào?

“Nhất ông đếm cát

Nhì ông tát bể

Ba ông kể sao

Bốn ông đào sông

Năm ông trồng cây

Sáu ông xây rú

Bảy ông trụ trời…”

A. Thần Trụ Trời

B. Thần Sét

C. Thần Gió

D. Cả ba vị thần trên

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Ngọc Hoàng bắt đứa con của Thần Gió hóa thành cây gì để báo tin gió cho thiên hạ?

A. Cây lựu

B. Cây ngô

C. Cây ngải

D. Cây lúa

Câu 2: Sự kiện chính trong văn bản Thần Sét là gì?

A. Đứa con của thần Gió bị Ngọc Hoàng đày xuống trần

B. Giới thiệu về thần Sét

C. Thần Trụ trời tách trời và đất

D. Giới thiệu về Thần Gió

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay