Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 2: Chùm thơ Hai-cư (haiku) Nhật Bản

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 2_Đọc_Chùm thơ Hai-cư (haiku) Nhật Bản. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: VẺ ĐẸP CỦA THƠ CA

ĐỌC BÀI: CHÙM THƠ HAI – CƯ (HAIKU) NHẬT BẢN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Ba-sô là nhà văn của quốc gia nào?

A. Nhật Bản

B. Trung Quốc

C. Nga

D. Ba Lan

Câu 2: Ba-sô sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Có truyền thống thơ ca

B. Võ sĩ cấp thấp

C. Buôn bán nhỏ

D. Quan lại

Câu 3: Quê hương của nhà thơ Ba-sô?

A. Ê-đô

B. Hô-kai-đô

C. I-ga

D. Tô-ki-ô

Câu 4: Năm 28 tuổi, Ba-sô chuyển đến đâu sinh sống?

A. Hô-kai-đô

B. I-ga

C. Ô-sa-ka

D. Ê-đô

Câu 5: Thơ hai-cư có bao nhiêu âm tiết?

A. 17

B. 18

C. 19

D. 20

Câu 6: Thơ hai-cư thường ngắt làm 3 đoạn theo thứ tự là

A. 5-5-7

B. 7-5-5

C. 5-7-5

D. 5-6-6

Câu 7: Qúy ngữ trong bài thơ hai-cư là

A. Từ chỉ con người

B. Từ chỉ đồ vật

C. Từ chỉ cây cối

D. Từ chỉ mùa

Câu 8: Thơ hai-cư được hình thành từ thế kỉ thứ bao nhiêu?

A. XVI

B.  XVII

C. XVIII

D. XIX

Câu 9: Hình ảnh trung tâm trong bài thơ hai-cư của Ba-sô là gì?

A. Con ốc

B. Con quạ

C. Con chim nhạn

D. Dây gàu và hoa triêu nhan

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Bài thơ hai-cư của Ba-sô xuất xứ từ đâu?

A. Ba nghìn thế giới thơm

B. Một nghìn lẻ một đêm

C. Ba-sô và thơ hai-cư

D. Thơ hai-cư Nhật Bản

Câu 2: Bài thơ hai-cư của Ba-sô có tổng bao nhiêu chữ?

A. 8 chữ

B. 9 chữ

C. 10 chữ

D. 11 chữ

Câu 3: Hình ảnh trung tâm trong bài thơ hai-cư của Chi-ô là gì?

A. Con ốc

B. Con quạ

C. Con chim nhạn

D. Dây gàu và hoa triêu nhan

Câu 4: Bài thơ hai-cư của Chi-ô xuất xứ từ đâu?

A. Ba nghìn thế giới thơm

B. Một nghìn lẻ một đêm

C. Ba-sô và thơ hai-cư

D. Thơ hai-cư Nhật Bản

Câu 5: Bài thơ hai-cư của Chi-ô viết về đối tượng nào?

A. Con người

B. Đồ vật

C. Thần thánh

D. Thiên nhiên

Câu 6: Màu sắc không gian trong bài thơ hai-cư của Ba-sô được khắc họa như thế nào?

A. Mang màu xanh mát của một buổi chiều thu trong mát.

B. Mang màu trắng tinh khôi của buổi sớm tinh sương.

C. Chuyển dần sang màu đen vì buổi chiều thu đang buông xuống.

D. Mang màu cam của buổi chiều tà.

Câu 7: Thơ hai-cư có đặc điểm để các sự vật nương theo tự nhiên, đây là tinh thần?

A. Tinh thần Phật giáo trong thơ hai-cư

B. Tinh thần thiền trong thơ hai-cư

C. Tinh thần samurai trong thơ hai-cư

D. Tinh thần tự nhiên trong thơ hai-cư

Câu 8: Câu thơ “Ôi hoa triêu nhan” thể hiện cảm xúc gì của nhà thơ?

A. Hân hoan

B. Hoài nghi

C. Buồn bã

D. Tin cậy

Câu 9: Hai câu thơ đầu tiên của bài thơ hai-cư (Ba-sô) nhắc đến hình ảnh nào? Gợi ra những cảm nhận nào?

A. Cành khô – gợi sự tàn lụi, chim quạ – gợi nên vẻ cô quạnh.

B. Chiều thu – gợi sự tĩnh mịch, chim quạ – gợi nên vẻ cô quạnh.

C. Hoa triêu nhan – gợi sự nhỏ bé, dây gàu – gợi sự thô mộc.

D. Con ốc – gợi sự nhỏ bé, núi – gợi sự to lớn.

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Từ chùm thơ hai-cư, theo em, để nắm bắt được những khoảnh khắc nhỏ bé của đời sống cần những năng lực nào của người nghệ sĩ?

A. Khả năng sống trọn vẹn với hiện tại.

B. Trái tim yêu thương.

C. Tâm hồn tinh tế.

D. Đáp án A và C

Câu 2: Dây gàu vương hoa bên giếng trong bài thơ hai-cư của Chi-ô gợi ra cảm nhận gì?

A. Cái thanh nhã và cái thô mộc quấn quýt, khác biệt nhưng hài hòa.

B. Cái thanh nhã và cái thô mộc tách rời, khác biệt nhưng hài hòa.

C. Cái thanh nhã và cái thô mộc tạo nên bức tranh tương phản đối lập.

D.Cái thanh nhã và cái thô mộc không thể hòa hợp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay