Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 3: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm BÀI 3_Đọc_Thực hành tiếng Việt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 3: NGHỆ THUẬT THUYẾT PHỤC TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

ĐỌC BÀI: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Dòng nào sau đây không phù hợp khi so sánh với yếu tố mạch lạc trong một văn bản?

A. Dòng nhựa sống trong một cái cây

B. Mạch máu trong một cơ thể sống

C. Mạch giao thông trên đường phố

D. Trang giấy trong một quyển vở

Câu 2: Điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc?

A. Các sự kiện, sự việc phải xoay quanh những sự kiện trọng tâm

B. Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

C. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt

D. Cả B và C đều đúng

Câu 3: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt

B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản

C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

D. Cả A và C

Câu 4: Hãy sắp xếp các ý sau đây để tạo được một văn bản có bố cục rõ ràng

1. Đà Lạt còn thật đáng yêu với đủ loại hoa có sắc màu và kiểu dáng khác nhau.

2. Dời chân đi nhưng tôi biết chắc mình sẽ trở lại Đà Lạt vào một ngày không xa.

3. Con người nơi đây thân thiện và mến khách vô cùng.

4. Tôi ngây ngất trước sắc xanh sâu thẳm của màu thông trên suốt dọc đường vào trung tâm thành phố.

5. Kì nghỉ hè này tôi đến với Đà Lạt.

6. Đà Lạt là thành phố dễ làm người ta yêu mến ngay từ lần đầu tiên đặt chân tới đây.

7. Thành phố bắt đầu với những rừng thông bạt ngàn

8. Nhiều loại hoa tôi mới nhìn thấy lần đầu và không khỏi ngạc nhiên vì sắc đẹp của chúng.

A. 5-6-7-4-2-1-8-3

B. 3-4-7-8-6-5-2-1

C. 5-6-8-1-2-7-4-3

D. 5-6-7-4-1-8-3-2

Câu 5: Một văn bản có tính mạch lạc là

A. Có nhiều chủ đề nhỏ nhưng thống nhất trong chủ đề chung của cả văn bản

B. Có chủ đề thống nhất

C. Các phần, đoạn trong văn bản được liên kết với nhau liền mạch

D. Cả A, B, C

Câu 6: Các sự việc trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được liên kết với nhau chủ yếu theo mối liên hệ nào?

A. Liên hệ thời gian

B. Liên hệ không gian

C. Liên hệ tâm lí (nhớ lại)

D. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)

Câu 7: Tính mạch lạc trong văn bản “Mẹ tôi” được thể hiện ở các khía cạnh nào trong các khía cạnh sau?

A. Chủ đề xuyên suốt là sự ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.

B. Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc: bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ: bố nói về mẹ; bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 8: Một văn bản có bố cục không rành mạch sẽ ...?

A. Người đọc không nắm bắt được nội dung văn bản

B. Khiến người viết không thể hiện được nội dung tư tưởng của mình

C. Văn bản thiếu ý các ý chồng chéo nhau

D. Cả A, B, C

Câu 9: Để tạo nên mạch lạc cho truyện Cuộc chia tay của những con búp bê, tác giả đã sử dụng các mối liên hệ nào dưới đây?

A. Liên hệ thời gian, liên hệ ý nghĩa.

B. Liên hệ tâm lí, ý nghĩa, liên hệ không gian.

C. Liên hệ thời gian, liên hệ không gian, liên hệ tâm lí, ý nghĩa.

D. Liên hệ không gian, liên hệ thời gian.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Mạch lạc trong văn bản là gì?

A. Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện chủ đề chung xuyên suốt

B. Mạch lạc là sự rõ ràng về mặt nội dung trong cách triển khai văn bản

C. Các phần đoạn, câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhằm làm rõ chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

D. Cả A và C

Câu 2: Các đoạn văn trong một văn bản, cũng như các câu văn trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3: Tính liên kết về mặt nội dung trong đoạn văn là gì?

A. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)

B. Các đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí (liên kết logic)

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 4: Các phép liên kết chủ yếu được học là?

A. Phép nối, phép lặp

B. Phép liên tưởng, trái nghĩa

C. Phép thế

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào?

A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép trái nghĩa

C. Phép đồng nghĩa

D. Phép thế

Câu 6: Đại từ “nó” trong câu “Cái im lặng lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…” thay thế cho cụm từ nào?

A. Cái im lặng

B. Lúc đó

C. Thật dễ sợ

D. Cái im lặng lúc đó

Câu 7: Nhận định nào sau đây chưa chính xác?

A. Các câu văn trong đoạn văn hoặc trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức

B. Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề của đoạn văn

C. Các đoạn văn và câu văn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí

D. Việc sử dụng ở câu đứng các từ ngữ đồng nghĩa với từ ngữ đã có ở câu trước được gọi là phép liên kết liên tưởng

Câu 8: Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho những từ ngữ nào?

Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết ông ta xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:

- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?

A. Ông quan lớn

B. Có ông quan lớn

C. Cái áo thật sang

D. Ông quan

Câu 9: Yếu tố được thay thế trong câu trên là gì?

A. Cụm danh từ

B. Cụm tính từ

C. Cụm động từ

D. Cụm chủ vị

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 1: Các từ được sử dụng trong phép thế?

A. Đây, đó, kia, thế, vậy…

B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại…

C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu…

D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy…

Câu 2: Từ “tuy nhiên” trong đoạn văn sau chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu?

Cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt. Tuy nhiên chúng là con vật rất thân thương.

A. Quan hệ nguyên nhân

B. Quan hệ điều kiện

C. Quan hệ nghịch đối

D. Quan hệ thời gian

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay