Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6_văn bản 3_bảo kính cảnh giới (bài 43)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 6_văn bản 3_bảo kính cảnh giới (bài 43). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 6: NGUYỄN TRÃI – “DÀNH CÒN ĐỂ TRỢ DÂN NÀY”
VĂN BẢN 3: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI (bài 43)
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Bài thơ thuộc thể loại nào?
A. Thơ Đường luật
B. Thơ Nôm Đường luật
C. Thơ bảy chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Bố cục hợp lí của bài thơ này là?
A. 2/2/2/2
B. 4/4
C. 6/2
D. 3/3/2
Câu 3: Nội dung của sáu câu thơ đầu là gì?
A. Bức tranh cuộc sống
B. Không khí mùa thu
C. Nắng gắt trưa hè
D. Hoa quả chín mọng
Câu 4: Nội dung của hai câu thơ cuối là gì?
A. Tâm tư, ước nguyện của nhà thơ
B. Cây đàn của vua Ngu Thuấn
C. Tình trạng dân giàu đòi đi chơi khắp mọi nơi
D. Tình yêu với cây đàn
Câu 5: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống của nhân vật trữ tình?
A. Khó khăn, vất vả
B. Giàu có, sung túc
C. Thảnh thơi, còn sống lâu
D. An nhàn, rỗi rãi
Câu 6: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
A. Bao dung
B. Buồn bã
C. Thư thái
D. Điên tình
Câu 7: Tác giả đã sử dụng những hình ảnh nào để miêu tả cảnh sắc mùa hè?
A. Cây hoè
B. Cây lựu
C. Ao sen
D. Tất cả các đáp án trên.
2. THÔNG HIỂU (6 câu)
Câu 1: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh cây hoè?
A. Được miêu tả với màu “lục”, tán cây “đùn đùn”, gợi vẻ đẹp của vòm lá xanh tươi, bừng bừng sức sống
B. “Rợp trương” cho thấy vòm lá như chiếc ô màu xanh, cành nhánh lớn lên từng giây phút, đổi thay “trông thấy”.
C. Hoa hoè màu lục bị đùn ra ngoài làm tán lá rợp khắp mọi nơi.
D. Cả A và B.
Câu 2: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh hoa lựu?
A. Hoa lựu ẩn dụ cho cuộc đời đầy thăng trầm của nhân vậ trữ tình.
B. Hoa lựu gợi lên cảnh sắc mùa hè chói chang, nóng nực nhưng đầy sức sống.
C. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, căng tràn nhựa sống, bật lên thành “thức đỏ” rực rỡ nơi đầu cành.
D. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, sắc đỏ của nó mạnh mẽ đến nỗi át cả không gian xung quanh ngôi nhà.
Câu 3: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh ao sen?
A. Hoa sen đã hết mùa, đến lúc phải tàn, chẳng còn gì lưu luyến.
B. Dẫu cuối mùa vẫn gợi liên tưởng về một không gian thanh khiết.
C. Gợi cho người đọc những cảm xúc về một không gian mênh mông, ngát hương hoa, làm tô thêm vẻ đẹp của mùa hè.
D. Cả B và C.
Câu 4: Hãy nhận xét về cách tái hiện hình tượng thiên nhiên của tác giả?
A. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; màu sắc và hình ảnh hoà trộn vào nhau.
B. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; các từ ngữ đậm đà bản sắc dân tộc và tình yêu đôi lứa.
C. Nghiêng về bút pháp tả thực; màu sắc và đường nét táo bạo, sống động.
D. Nghiêng về bút pháp tả thực với các hình ảnh mang tính tượng trưng, đại diện cho lối sống thanh tao.
Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về câu thơ thứ 5, 6?
A. Chợ cá làng ngư phủ cho thấy cuộc sống ấm no của người dân nơi đây còn tiếng ve vang lên khiến lầu tịch dương trở nên trang trọng, quý phái.
B. Âm thanh của phiên chợ cá nơi làng chài, tiếng ve vang lên rộn ra trong buổi hoàng hôn gợi nhịp sống thanh bình, yên ấm.
C. Khung cảnh hoàng hôn hiện ra trong sự ngạc nhiên khác lạ với tất cả, điều đó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Khát vọng của tác giả qua hai câu thơ cuối là gì?
A. Một cuộc sống no đủ, bình yên cho mọi người dân
B. Đi tìm được báu vật của vua Nghiêu, vua Thuấn
C. Có được một cây đàn có phép thuật để ban phát sự giàu có cho tất cả mọi người.
D. Tất cả các đáp án trên.
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy nhận xét về cách nhìn, cách cảm nhận thiên nhiên của tác giả?
A. Độc đáo: Thiên nhiên trở thành khách thể thẩm mĩ, được quan sát, khám phá bằng nhiều giác quan, luôn nhấn mạnh sự vận động,…
B. Khác lạ: Thiên nhiên trở thành chủ thể thẩm mĩ, tự cảm nhận, khám phá, tự đưa ra ý kiến.
C. Tác giả có một cái nhìn tinh tế khi lựa chọn những sự vật tuy không được ưa thích vào mùa hè nhưng nhờ ý tứ thơ văn mà khiến cho nó trở nên thi vị.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Những thi liệu ước lệ quen thuộc của thơ cổ phương Đông (làng ngư phủ, lầu tịch dương) qua ngòi bút Nguyễn Trãi đã trở nên:
A. Càng thêm phần ước lệ, tượng trưng.
B. Gần gũi, sống động, mang vẻ đẹp bình dị của cuộc sống đời thường.
C. Yêu kiều, rạng rỡ, đẹp mê li.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Mối liên hệ giữa bức tranh cuộc sống thanh bình với ước nguyện của nhà thơ là gì?
A. Nhà thơ muốn trở thành một ông vua tạo phức cho dân chúng như vua Ngu Thuấn nhưng lại được sống ở một nơi thanh bình.
B. Nhà thơ muốn cứu nhân dân trăm họ thoát khỏi cảnh lầm than, khổ cực.
C. Nhà thơ không chỉ nâng niu, trân trọng cuộc sống thanh bình của người dân ở một miền quê nào đó mà còn mong ước mang lại cuộc sống ấy cho người dân khắp bốn phương.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Giá trị của hai câu thơ lục ngôn trong bài thơ là gì?
A. Nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt: câu 1 khái quát về cuộc sống hiện tại, câu cuối nói về khát vọng.
B. Góp phần giúp tác giả tái hiện thiên nhiên phong phú đa dạng cộng hưởng cùng với những khát vọng to lớn.
C. Góp phần tạo nhịp điệu cho bài thơ: câu 1 gieo vần chân “trường” với “trương” ở câu 2; câu cuối có từ “phương” hiệp vần với “dương” ở câu 6.
D. Cả A và C.
Câu 5: Qua bài thơ, ta thấy gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?
A. Tâm hồn tinh tế, rộng mở, tràn đầy sức sống; nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
B. Tư tưởng yêu nước, thương dân thường trực trong con người Nguyễn Trãi; dạt dào và mãnh liệt ngay cả trong những thời khắc nhà thơ có thể sống an nhàn, thư thái cho riêng bản thân mình.
C. Có lòng yêu nước, thương dân, luôn muốn đoạt lại giang sơn mà đáng ra mình phải có để giúp dân, giúp nước dù rằng lúc này tác giả đã yếu thế đi rất nhiều.
D. Cả A và B.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Tác giả đã sử dụng những cách tái hiện hình tượng thiên nhiên thường thấy nào trong thơ cổ?
A. Bút pháp chấm phá
B. Màu sắc thanh đạm
C. Đường nét hài hoà
D. Không sử dụng.
Câu 2: Phiên chợ cá với tiếng lao xao của người mua, kẻ bán, khung cảnh cuộc sống sinh hoạt nơi làng chài khi đón những con thuyền về bến đã thay thế công thức nào trong thơ văn trung đại?
A. Ngư, tiều, canh, mục
B. Ngư, tiều, canh, độc
C. Tả cảnh với tùng, cúc, trúc, mai
D. Mùa hè có hoa hoè, thạch lựu, hồng liên
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản - Bảo kính cảnh giới