Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7_thực hành đọc_con khướu sổ lồng

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 7_thực hành đọc_con khướu sổ lồng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN

THỰC HÀNH ĐỌC: CON KHƯỚU SỔ LỒNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Ai là tác giả của đoạn trích “Con khướu sổ lồng”?

A. Huy Cận

B. Giang Nam

C. Tố Hữu

D. Nguyễn Quang Sáng

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là gì?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 3: Con khướu đẹp như thế nào?

A. Như hoạ mi, sơn ca

B. Như phượng hoàng

C. Như con công

D. Không đẹp lắm

Câu 4: Tác giả hình dung con khướu trông như thế nào?

A. Như một bà hoàng ăn không ngồi rồi.

B. Như một lão già lụ khụ lúc nào cũng đội kết.

C. Như một nhạc công thực thụ

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Tôi ngồi phịch xuống ghế, nhìn cái lồng không. Cái lồng trống, lòng tôi cũng trống”. Câu văn này thể hiện điều gì?

A. Nhân vật “tôi” buồn vì chim đã bay đi.

B. Người con buồn vì chim đã bay đi.

C. Nhân vật “tôi” hối hận vì đã để cho thằng con cho chim ăn.

D. Cả A và C.

Câu 6: Con chim khướu đã quay về hẳn lồng mấy lần?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Thằng út của nhân vật “tôi” đã trăn trở thao thức về điều gì khi trời đổ mưa lúc nửa đêm?

A. Tình cảnh của những đứa con bỏ nhà ra đi.

B. Việc ngày mai cô giáo có kiểm tra bài tập về nhà hay không.

C. Không biết con khướu có sao không khi ở ngoài trời.

D. Tất cả các đáp án trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Con khướu đã được “ưu ái” như thế nào?

A. Nơi ở của nó là cái lồng tuyệt đẹp

B. Trong lồng có ba cái lọ sứ Tàu để đựng thức ăn thức uống.

C. Quanh lồng có cây cảnh với phong lan, tuy không mưa nắng, nhưng vẫn nhìn thấy khoảng trời mênh mông…

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Việc con khướu được “ưu ái” liên quan gì đến việc nó sổ lồng bay đi rồi lại trở về?

A. Không có gì liên quan, con khướu trở vì một lí do khác.

B. Việc được “ưu ái” như vậy chính là nguyên nhân.

C. Việc được “ưu ái” khiến cho nó bắt nhịp được với cuộc sống bên ngoài nhanh hơn.

D. Cả B và C.

Câu 3: Tiếng hót của con khướu ở trong lồng được mô tả như thế nào?

A. Vừa trầm vừa bổng

B. Vừa vui vừa thích

C. Vừa buồn vừa chán

D. Vừa vui vừa xao xuyến.

Câu 4: Khi sổ lồng, tiếng hót của con khướu không còn là tiếng hót cô độc của mình nó nữa, mà là ……………

A. Tiếng hót của thiên đường giống như niềm vui của ai đó khi thoát ra khỏi địa ngục.

B. Bản hoà ca của đôi chim tự do bay lượn giữa bầu trời mênh mông.

C. Bản nhạc về hoà bình và chính nghĩa.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Mặc dù rất quý con khướu và muốn tận hưởng cảm giác thanh thản mỗi khi nghe nó hót trong lồng, nhưng qua những ý nghĩ của nhân vật “tôi”, dường như anh ta lại thể hiện sự ………………….. với việc sổ lồng của con khướu.

A. Phản đối

B. Đồng tình

C. Chân thành

D. Khen ngợi

Câu 6: Tác phẩm không chỉ bó hẹp ở chuyện về một con chim khướu, mà suy rộng ra, đó còn là ………………….

A. Câu chuyện về nhu cầu tự do của con người.

B. Câu chuyện về cách nuôi chim như thế nào cho tốt.

C. Tình trạng săn các loài động vật quý hiếm.

D. Mối lo lắng về việc nhiều giống chim đang bị tuyệt chủng.

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các diễn biến của câu chuyện?

1. Khi cả nhà cứ tưởng sẽ mất con khướu, thì nó trở về và chui vào cái lồng đã mở cửa sẵn

2. Hôm sau, cậu con trai lại tiếp tục đưa lồng ra, mở cửa đón chim như lần trước, nhưng ông bố khẳng định: “Nó không về nữa đâu.”

3. Một lần, cậu bé sơ ý mở cửa, để khướu vụt bay mất

4. Con khướu được chăm sóc rất chu đáo, ở trong một cái lồng tuyệt đẹp

5. Lần thứ hai sổ lồng, nó bay đi rồi lại trở về, và khi sắp lao xuống lồng, thì bỗng có con khướu khác từ đâu bay đến cất tiếng hót, khiến nó bay vụt theo, cả hai nương nhau vừa bay vừa hót

Hãy sắp xếp các sự việc trên theo trình tự đúng.

A. 4, 3, 1, 5, 2

B. 5, 1, 3, 2, 4

C. 1, 2, 5, 4, 3

D. 4, 1, 3, 5, 2

Câu 2: Có những cách lí giải nào về nguyên nhân con khướu sổ lồng đã trở lại nơi nó được nuôi dưỡng, chăm sóc?

A. Có người bảo căn cứ vào “nhu cầu vật chất” của con khướu: quen với việc được uống nước đường.

B. Có người chú ý đến “nhu cầu tinh thần”: nó đã bị giam hãm quá lâu, bây giờ thấy cô đơn, quá nhỏ bé trước bầu trời.

C. Có người nói rằng: “Đây là nhà của nó, nó làm chủ ở đây, không ai được bỏ lồng đi, nó dù đi đâu cũng sẽ quay về.”

D. Cả A và B.

Câu 3: Tiếng hót của con khướu khi bay lượn giữa trời được mô tả trong đoạn nào?

A. Một lần thằng con tôi … chỗ cũ.

B. Khi nó lao xuống … con khướu nhà.

C. Riêng tôi … trước bầu trời?

D. Rồi xoè cánh … vang động cả trời chiều.

Câu 4: Sự khác nhau giữa tiếng hót khi trong lồng và khi bay lượn bên ngoài của con khướu cho thấy điều gì?

A. Ở trong lồng, tiếng hót giống như của một người đang trong tù, còn tiếng hót bên ngoài giống như một con người tự do.

B. Sự vĩ đại của nhà văn khi đã để cho con chim của mình bay đi, không để cho nó phải khổ sở.

C. Chỉ khi tự do, con khưới mới thực sự là nó, nghĩa là mới thể hiện tất cả những tố chất đặc biệt của nó, qua tiếng hót.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Nhân vật “tôi” vừa hiện diện trong câu chuyện, vừa là người quan sát, bộc lộ những nhận xét từ cách cảm nhận, suy nghĩ, dự đoán riêng của mình. Điều đó không được thể hiện qua câu nào trong văn bản?

A. Tạo hoá cho loài chim đôi cánh là để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao nhiêu con chim không được bay.

B. Một buổi chiều đi làm về, thằng út tôi tám tuổi đón tôi từ ngoài cổng, vừa thấy tôi, nó dang hai tay vừa chạy xô tới vừa la.

C. Tôi nghĩ mà không nói. Lần này, nó có đôi cánh của tình yêu, đối cánh tình yêu đã đưa nó về với cảnh thênh thang của đất trời.

D. Và nó là chim – chim thì phải bay. Chim bay …

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Cách lí giải nào của nhân vật trong truyện góp phần thể hiện chủ đề của truyện?

A. “Yếu tố quê hương”

B. “Yếu tố vật chất”

C. “Yếu tố tinh thần”

D. “Yếu tố giống loài”

Câu 2: Con khướu trở về rồi lại bay đi và có khả năng sẽ bay đi mất. Điều đó đã được người kể chuyện xưng “tôi” lí giải như thế nào?

A. Con khướu đã bay đi theo tiếng gọi của giống loài, thoát khỏi cảnh bị giam hãm trong lồng để trở lại nguyên vẹn một con chim tự do tung cánh giữa bầu trời bao la.

B. Con khướu đã bay đi theo tiếng gọi của một con chim quyến rũ khác, nó đã bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp về mặt thể xác.

C. Con khướu cũng giống như con người, một ngày nào đó rồi sẽ rời quê hương đất nước đi sống ở nước ngoài.

D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay