Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, mặt trăng (P2)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập 11: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời, mặt trăng . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11.CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ ( PHẦN 2)

 

Câu 1. Nối các ý ở cột A với cột B sao cho đúng nhất

 

Cột ACột B
1.    Mặt Trănga.     29 ngày
2.    Mặt Trời      b. Không phát sáng như Mặt Trời
3.    Tuần trăng gần bằng      c. Có kích thước lớn hơn kích thước của Mặt Trăng rất nhiều
4.    Trên Trái Đấtd. Chỉ nhìn được một nửa cố định của Mặt Trăng rất nhiều
  • A. 1 -a, 2-c, 3- b, 4-d
  • B. 1 -b, 2-c, 3- d, 4-a
  • C. 1 -b, 2-c, 3- d, 4-a
  • D. 1 -c, 2-b, 3- d, 4-a  

 

Câu 2. Muốn quan sát bầu trời ta nên sử dụng công cụ nào dưới đây

  • A. Kính hiển vi
  • B. Kính viễn vọng
  • C. Kính cận
  • D. Kính thiên văn

 

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

 

Câu 4. Dải ngân hà bao gồm

  • A. Các dải sáng trong vũ trụ
  • B. Tên gọi khác của hệ Mặt Trời
  • C. Tập hợp nhiều Thiên Hà trong vũ trụ
  • D. Mặt Trời và các hành tinh của nó

 

Câu 5. Hành tinh nào xếp thế sáu kể từ Mặt Trời

  • A. Trái Đất
  • B. Thổ Tinh
  • C. Hỏa Tinh
  • D. Mộc Tinh

 

Câu 6. Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  • A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng
  • B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  • C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Thiên Hà
  • D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Ngân Hà

 

Câu 7. Trên Trái Đất, chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày là do chuyển động quay xung quanh trục của Trái Đất. Em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng về thời gian quay hết một vòng xung quanh trục của Trái Đất? Thời gian Trái Đất quay hết một vòng quanh trục là

  • A. một tháng
  • B. một năm
  • C. một tuần
  • D. một ngày đêm

Câu 8. Ánh sáng từ các vệ tinh mà ta nhìn thấy được có từ đâu?

  • A. Vệ tinh tự phát ra ánh sáng
  • B. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  • C. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Thiên Hà
  • D. Vệ tinh phản xạ ánh sáng Ngân Hà

 

Câu 9. Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

  • A. Trái Đất
  • B. Thủy Tinh.
  • C. Kim Tinh.
  • D. Hỏa Tinh.

Câu 10. Ta thường thấy Mặt Trăng khi nào?

  • A. Ban ngày
  • B. Ban đêm
  • C. Giữa trưa
  • D. Nửa đêm

 

Câu 11. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng nào?

  • A. Từ hướng Đông sang hướng Tây
  • B. Từ hướng Tây sang hướng Đông
  • C. Từ hướng Nam sang hướng Bắc
  • D. Từ hướng Bắc sang hướng Nam

 

Câu 12. Hành tinh có sự sống trong hệ Mặt Trời là:

  • A. thủy tinh
  • B. Trái Đất
  • C. Kim tinh
  • D. Mộc tinh

Câu 13. Sau khoảng thời gian bao lâu thì ngày và đêm sẽ lặp lại?

  • A. Khoảng 6 giờ
  • B. Khoảng 12 giờ
  • C. Khoảng 24 giờ
  • D. Khoảng 36 giờ

Câu 14. Đài thiên văn là công cụ dùng để ngắm vật nào sau đây?

  • A. Mặt Trời mọc
  • B. Mặt Trăng
  • C. Mây
  • D. Các thiên thể trên bầu trời

Câu 15. Hệ Mặt Trời cách Ngân Hà khoảng:

  • A. 230 năm ánh sáng
  • B. 260000 năm ánh sáng
  • C. 26000 năm ánh sáng
  • D. 230000 năm ánh sáng

 

Câu 16. Chọn đáp án đúng:

  • A. Mặt trăng là một ngôi sao như các ngôi sao khác
  • B. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • C. Mặt trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
  • D. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng vì ta nhìn nó ở các góc nhìn khác nhau.

 

Câu 17. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do:

  • A. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng Tây
  • B. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  • C. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
  • D. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây

Câu 18. Chọn từ thích hợp đền vào chỗ trống trong các câu sau:

“Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là …. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là….. hành tinh xa Mặt Trời nhất là…..

  • A. giống nhau, Trái Đất, Thiên Vương tinh
  • B. khác nhau, Thủy tinh, Thiên Vương tinh
  • C. khác nhau, Thủy tinh, Hải vương tinh
  • D. giống nhau, Kim tinh, Thiên vương tinh

 

Câu 19. Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:

  • A. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  • B. mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời
  • C. mặt trăng là một ngôi sao
  • D. mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Câu 20. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất từ hướng Đông sang hướng Tây.
  • C. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Tây sang hướng Đông.
  • D. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời từ hướng Đông sang hướng Tây.

 

Câu 21. Vì sao chỉ có một phí Mặt Trăng luôn luôn hướng về Trái Đất:

  • A. vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng thời quay quanh trái đất đúng một vòng.
  • B.vì chỉ có một nửa mặt trăng luôn luôn được mặt trời chiếu sáng
  • C. vì mặt trăng tự quay quanh trục một vòng thì đồng trái đất cũng quay được một vòng
  • D. cả ba đáp án trên đều đúng

 

Câu 22. Nếu như em đứng trên Hải vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

  • A. Lớn hơn
  • B. Nhỏ hơn
  • C. Bằng nhau
  • D. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.

Câu 23.  Hình 33.1 cho thấy hình ảnh Trái Đất khi chúng ta nhìn vào cực Bắc, chiều quay của Trái Đất và hướng ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.

Phát biểu nào sau đây đúng:

  • A. Ở vị trí D người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lên cao nhất vào gần giữa trưa. Vì ở vị trí này nhận được toàn bộ ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc xuống bề mặt.
  • B. Ở vị trí B người quan sát nhìn thấy Mặt Trời lặn vào chiều tối. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí C sẽ dần dần không nhận được ánh sáng Mặt Trời chiếu nữa.
  • C. Ở vị trí A người quan sát nhìn thấy Mặt Trời mọc vào lúc sáng sớm. Vì ta thấy chiều quay của Trái Đất ngược chiều kim đồng hồ nên vị trí A sẽ dần dần nhận được ánh sáng Mặt Trời nhiều hơn.
  • D. Ở vị trí C đang là ban đêm. Vì ta thấy ở vị trí này không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới.

Câu 24. Theo em, hằng ngày người sinh sống ở Hà Nội hay Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước:

  • A. Hà Nội thấy mặt trời mọc trước
  • B. Điện Biên thấy mặt trời mọc trước
  • C. Cả Hà Nội và Điện Biên cùng nhìn thấy một lúc.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai

Câu 25. Bạn Minh đã làm thí nghiệm như sau để đo đường kính của Mặt Trăng: Bạn chuẩn bị một tấm bìa đường kính 2 cm, đặt tấm bìa trước mặt sao cho tấm bìa hình tròn vừa phủ kín Mặt Trăng (hình 34.3). Đo khoảng cách từ vị trí đặt mắt đến tấm bìa, bạn Minh thu được khoảng cách là 220 cm. Em hãy giúp bạn Minh xác định đường kính của Mặt Trăng. Biết rằng khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng đến Trái Đất là 384 400km. Coi tỉ số giữa đường kính tấm bìa và đường kính Mặt Trăng bằng tỉ số giữa khoảng cách đặt mắt đến tấm bìa và khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất.

Đường kính của Mặt trăng khoảng:

  • A. 3495 km
  • B. 3459 km
  • C. 3549 km
  • D. 3349 km

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay