Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 9: Lực (P2)

Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 9: Lực . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

 

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9. LỰC (PHẦN 2)

 

 

Câu 1. Để làm giảm lực ma sát, cần :

  • A. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
  • B. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật
  • C. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc
  • D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật

 

Câu 2. Điền vào chỗ trống “…” để hoàn chỉnh câu:

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực ….. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. không có sự tiếp xúc
  • B. không có sự va chạm
  • C. không có sự đẩy, sự kéo
  • D. không có sự tác dụng

Câu 3. Ví dụ nào dưới đây không phải là ví dụ cho lực tiếp xúc

  • A. Vận động viên nâng tạ
  • B. Cầu thủ chuyền bóng
  • C. Nam châm hút quả bi sắt
  • D. Một bạn học sinh mở cửa     

 

Câu 4. Đâu là ví dụ khi nói về ma sát trượt ?

  • A. Một vận động viên nâng tạ
  • B. Một em bé đang chạy trên đường
  • C. Một vận động viên đang trượt tuyết
  • D.Một quả táo rơi từ trên cây xuống dưới đất

 

Câu 5. Đâu là ví dụ khi nói về ma sát nghỉ ?

  • A. Một người đang đi xe đạp gặp chướng ngoại vật họ phanh lại
  • B. Bạn Nam mở cửa lớp
  • C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau
  • D. Cô giáo đang viết bài trên mục giảng

 

 

Câu 6. Trọng lượng thường được kí hiệu:

  • A. P
  • B. N
  • C. m
  • D. kg

 

Câu 7. Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở:

  • A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
  • B. vật chịu tác dụng lực
  • C. vật tác dụng lực
  • D. cả 3 đáp án trên đều sai

 

Câu 8. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

  • A. nằm gần nhau
  • B. có sự tiếp xúc
  • C. không tiếp xúc
  • D. cách xa nhau

 

Câu 9. Chọn phát biểu đúng:

  • A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
  • B. Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi chuyển động.
  • C. Khi không có lực tác dụng lên vật thì vật đứng yên.
  • D. Lực không làm cho vật bị biến dạng.

Câu 10. Lực đàn hồi của lò xo có tác dụng làm cho lò xo

  • A. chuyển động.                                             
  • B. thu gia tốc
  • C. có xu hướng lấy lại hình dạng ban đầu.       
  • D. biến dạng.

Câu 11. Lực ma sát trượt là:

  • A. lực xuất hiện khi vật lăn trên bề mặt của người khác
  • B. lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy
  • C. lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác
  • D. cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không đúng:

  • A. Đơn vị đo lực là niutơn.
  • B. Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên.
  • C. Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà.
  • D. Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực.

Câu 13. Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng …… lên vỏ quả bóng.

  • A. lực kéo
  • B. lực nâng
  • C. lực ấn
  • D. lực kéo

 

Câu 14. Hình nào dưới đây biểu diễn đúng lực hình vẽ, biết độ lớn của lực là 3N:

  • A. Hình 1
  • B. Hình 2
  • C. Hình 3
  • D. Hình 4

 

Câu 15. Ma sát có hại trong trường hợp nào sau đây:

  • A. Ma sát giữa bàn tay với vật được giữ trên tay
  • B. Ma sát giữa xích và đĩa bánh sau
  • C. Ma sát giữa máy mài và vật được mài
  • D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 16. Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

  • A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.
  • B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe.
  • C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.
  • D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

 

Câu 17. Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao

(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

(4) Nam châm để gần thanh sắt.

(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 4.
  • D. 5.

 

Câu 18. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi?

  • A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng hãm phanh, xe dừng lại.
  • B. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc không đổi 500 km/h.
  • C. Một chiếc xe máy đang chạy với tốc độ đều đặn.
  • D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất.

 

Câu 19. Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

  • A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.
  • B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người.
  • C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.
  • D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

 

Câu 20. Tại sao bầu khí quyển của Trái Đất không thoát vào không gian:

  • A. do tác dụng của hút dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • B. do tác dụng của lực hấp dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • C. do tác dụng của lực đẩy dẫn giữa Trái Đất và bầu khí quyển
  • D. do tác dụng của lực đàn hồi giữa Trái Đất và bầu khí quyển

Câu 21. Một người ra sức đẩy thùng hàng mà nó vẫn đứng yên. Lực nào cân bằng với lực đẩy của người và có tác dụng gì?

  • A. lực ma sát nghỉ, thúc đẩy chuyển động
  • B. lực ma sát nghỉ, cản trở chuyển động
  • C. lực ma sát trượt, thúc đẩy chuyển động
  • D. lực ma sát trượt, cản trở chuyển động

Câu 22. Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:

  • A. lực đẩy
  • B. lực ma sát
  • C. lực không tiếp xúc
  • D. lực tiếp xúc

Câu 23. Cùng một vật, nếu được đặt trên các thiên thể khác nhau như: Trái Đất, Mặt Trăng, Hỏa tinh. Hỏi vị trí đặt vật ở đâu thì trọng lượng của vật là nhỏ nhất?

  • A. Trái Đất
  • B. Mặt Trăng
  • C. Hỏa tinh
  • D. Cả 3 vị trí đều như nhau

Câu 24. Hiếu đưa một vật nặng hình trụ lên cao bằng hai cách, hoặc là lăn vật trên mặt phẳng nghiêng, hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào có lực ma sát lớn hơn?

  • A. Không so sánh được. 
  • B. Lăn vật
  • C. Cả 2 cách như nhau   
  • D. Kéo vật

Câu 25. Khi treo 4 quả nặng vào lò xo, người ta đo được chiều dài của nó là 12cm. Tính chiều dài tự nhiên của lò xo

  • A. 3cm
  • B. 8cm
  • C. 10cm
  • D. 12cm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay