Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 10 Bài 1: Luyện từ và câu

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 1 - Bài 1 - Đọc - Chiếc nhãn vở đặc biệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 chân trời sáng tạo (bản word)

TUẦN 10: ƯỚC MƠ TUỔI THƠ

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ ƯỚC MƠ

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ nào sau đây bắt đầu bằng tiếng “ước” và đồng nghĩa với từ “ước mơ”?

A. Ước muốn

B. Ước tính

C. Ước lượng

D. Đáp án khác

Câu 2: Từ nào sau đây bắt đầu bằng tiếng “mơ” và đồng nghĩa với từ “ước mơ”?

A. Mơ mộng

B. Mơ tưởng

C. Mơ mận

D. Cả A, B đều đúng

Câu 3: Em hãy ghép các tiếng sau thành từ ngữ

(1) ước

(2) mơ

(3) mong

A. ước mơ, ước mong, mơ ước

B. mong ước, ước mơ, ước mong, mơ ước

C. mơ mong, ước mơ, ước mong

D. Cả A, B, C

Câu 4: Em hãy ghép các tiếng sau thành từ ngữ

(1) ước

(2) ao

(3) mộng

(4) mơ

A. mơ ước, mơ mộng, ao ước

B. ước ao, ước mơ, mộng mơ

C. mơ mong, ước mơ, ước mong

D. Cả A, B đều đúng

Câu 5: Em hãy ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá cao?

A. Ước mơ viển vông

B. Ước mơ cao cả

C. Ước mơ nho nhỏ

D. Ước mơ tầm thường

Câu 6: Em hãy ghép thêm vào sau từ ước mơ những từ ngữ thể hiện sự đánh giá không cao?

A. Ước mơ viển vông

B. Ước mơ dại dột

C. Ước mơ nho nhỏ

D. Ước mơ chính đáng

Câu 7: Từ ngữ nào là từ ngữ chỉ đặc điểm trong câu thơ sau đây

“ Hồn nhiên tuổi nhỏ ngây thơ

Vô tư trong trắng ước mơ mộng hồng”

A. Hồn nhiên

B. Ngây thơ

C. Vô tư

D. Cả A, B, C

Câu 8: Trong câu văn: “Em có ước mơ sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người”. Là kiểu câu nào?

A. Ai là gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

D. Không thuộc kiểu câu nào.

Câu 9: Bộ phận nào trong câu dưới đây trả lời cho câu hỏi “làm gì?”

“ Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để theo đuổi ước mơ.”

A. Em

B. sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ để theo đuổi ước mơ

C. để theo đuổi ước mơ

D. học tập thật chăm chỉ

Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau “ Ước mơ của bạn Lan là trở thành cô giáo dạy Tiếng Anh”.

A. Ước mơ của bạn Lan là gì?

B. Bạn Lan mơ thấy điều gì?

C. Bạn Lan đã làm gì?

D. Tại sao bạn Lan muốn trở thành cô giáo?

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Câu nói dưới đây nói về ước mơ nghề nghiệp?

A. Mơ ước của em là trở thành cô giáo

B. Em luôn có ước mơ trở thành một nhà thiết kế.

C. Mong ước của em đó là bố mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để nuôi em khôn lớn.

D. Cả A, B đều đúng

Câu 2: Câu nói dưới đây nói về những ước mơ đẹp cho bạn bè, người thân?

A. Mơ ước của em là trở thành cô giáo

B. Mong ước của em đó là bố mẹ sẽ luôn mạnh khỏe để nuôi em khôn lớn.

C. Ước muốn của em đó là em trai của em sẽ thật ngoan ngoãn và thông minh.

D. Cả B, C đều đúng

Câu 3: Câu nói dưới đây không nói về những ước mơ trong tương lai?

A. Trong tương lai, em luôn ao ước sẽ được đi du lịch vòng quanh thế giới.

B. Em mong ước mình có thể bay vào vũ trụ.

C. Ước muốn của em đó là em trai của em sẽ thật ngoan ngoãn và thông minh.

D. Cả B, C đều đúng

Câu 4: Câu văn được viết theo mẫu câu Ai thế nào?

A. Nào, bác cháu ta lên đường!

B. Em mong rằng ba mẹ sẽ ở bên cạnh em suốt đời

C. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại.

D. Cả A, B, C

Câu 5: Trong câu "Phải có ước mơ thì con người mới có mục tiêu phấn đấu”, từ chỉ hoạt động là?

A. Mục tiêu

B. Con người

C. Ước mơ

D. Phấn đấu

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Cho các từ sau đây “Ước mơ”, “Giấc mơ”, “Mơ mộng”, “Ước ao”. Em hãy điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành câu thơ sau

“Cái ngày sớm nắng chiều mưa

Em mơ cái bút là vừa ....”

                    (Việt Phúc)

A. Ước mơ

B. Giấc mơ

C. Mơ mộng

D. Ước ao

Câu 2: Cho các từ sau đây “Ước mơ”, “Giấc mơ”, “Mơ mộng”, “Ước ao”. Em hãy điền vào chỗ trống thích hợp để hoàn thành câu thơ sau

“Em ước mơ được cắp sách tới trường

Như bao đứa bạn bè cùng trang lứa!

.... ấy giờ đây đâu còn nữa?

Đến cái ăn, còn bữa đói, bữa no.”

 

                                                                        (Trích “Ước mơ nhỏ bé” – Việt Phúc)

A. Ước mơ

B. Giấc mơ

C. Mơ mộng

D. Ước ao

Câu 3: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành câu văn sau

“ Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ...”

A. khát vọng

B. ước mơ

C. giấc mơ

D. niềm tin

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu thành ngữ sau đây có thể được hiểu như thế nào?

“Cầu được ước thấy”

A. đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.

B. muốn những điều trái với lẽ thường.

C. không đạt được những gì mình đã cầu và ước

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 2: Câu thành ngữ sau đây có thể được hiểu như thế nào?

“Đứng núi này trông núi nọ”

A. đạt được điều mình ước mơ, mong muốn.

B. muốn những điều trái với lẽ thường.

C. không đạt được những gì mình đã cầu và ước

D. không bằng lòng với cái mình đang có, lại mơ tưởng tới những cái không phải là của mình. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay