Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 15 - Bài 4 - Hai người bạn

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 15 - Bài 4 - Hai người bạn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 15 - Bài 4 - Hai người bạn

TUẦN 15: VÒNG TAY BÈ BẠN

BÀI 4: HAI NGƯỜI BẠN

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1:  Tác giả của bài đọc "Hai người bạn" là ai?

A. Theo Nguyễn Nhật Ánh

B. Tố Hữu

C. Xuân Quỳnh

D. Nam Cao

Câu 2: Các buổi chiều không đi Học Hồng Hoa làm gì?

A. Đi chăn trâu

B. Đi hái hoa

C. Ra vườn chơi

D. Sang nhà bạn chơi

Câu 3: Đâu là lý do hai bạn càng ngày càng thân nhau hơn?

A. Buồi chiều nào không học hai bạn đều sang nhà chơi với nhau

B. Hay rủ nhau đi chơi game

C. Hay trốn bố mẹ đi chơi

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 4: Nhân vật tôi bê chồng sách của mình đi đâu?

A. Đi lên trường

B. Đi lên thư viện

C. Đi sang nhà bạn

D. Ra vườn

Câu 5: Hai bạn nhỏ làm gì trên bãi cỏ?

A.Ngồi trên bãi cỏ

B. Chạy nhảy trên bãi cỏ

C. Nô đùa nhau trên bãi cỏ

D. Nằm lăn trên bãi cỏ

Câu 6: Hai bạn nhỏ cầm gì trên tay?

A. Cầm bó hoa

B. Cầm nhúm cỏ

C. Cầm mỗi người một cuốn sách

D. Mỗi người một quả táo

Câu 7: Hai bạn đọc sách đến lúc nào?

A. Đến khuya

B. Đến sáng hôm sau

C. Đến trưa ngày hôm sau

D. Đến khi chiều tà

Câu 8: Câu nào chứng tỏ hai bạn nhỏ đọc đến chiều tà?

A. Dòng chữ nhòe đi trong bóng chiều

B. Mặt trời khuất sau lưu núi

C. Mặt trời dần lặn

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 9: Hai bạn nhỏ đọc sách như thế nào?

A. Vừa đọc vừa chêu đuà

B. Vừa đọc vừa nói chuyện

C. Hai bạn nhỏ chăm chú vào trang sách

D. Hai bạn nhỏ không chăm chú vào trang sách

Câu 10: Không ai nói một lời chỉ có tiếng gì xào xạc đuổi nhau trên cỏ?

A. Tiếng gió

B. Tiếng lá

C. Tiếng hoa

D. Tiếng cỏ

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Nhân vật "Tôi" miêu tả Hồng Hoa đọc sách như thế nào?

A. Đọc ấp úng

B. Đọc nhanh

C. Đọc chậm rì

D. Đọc không hay

 Câu 2: Việc đọc chậm như vậy nhân vật "tôi" trong bài đọc đã phải làm gì?

A. Đọc trang khác

B. Quát tháo bạn

C. Kiên nhẫn chờ đợi bạn đọc xong để cùng lật sang trang mới

D. Tất cả phương án trên đều sai

Câu 3: Trong khi đợi bạn đọc, nhân vật "tôi" trong bài đã làm gì?

A. Ngả đầu trên cỏ

B. Ngắm nhìn những con chim sâu nhỏ

C. Ngắm nhìn những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá

D. Tất cả phương án trên đều đúng

Câu 4: Nhân vật tôi đã cố tình làm gì để có thể thấy những tia nắng trở lên lung linh hơn?

A. Cau mày

B. Cười thật tươi

C. Nheo mắt

D. Lấy ống nhòm để nhìn

Câu 5: Chú chim sâu trong bài đang làm gì?

A. Chuyển cành

B. Kêu lích trích

C. Đang ngủ

D. Đáp án A và B đều đúng

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Những từ ngữ câu văn thể hiện đôi bạn rất thân nhau đó là?

A. Những buổi chiều không đi học, cô bạn hàng xóm thường sang nhà tôi chơi

B. Chụm đầu vào nhau cùng đọc một quyển sách

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Hình ảnh nào sau đây có xuất hiện trong câu chuyện?

A. Những con chim sâu nhỏ hơn nắm tay vừa thoăn thoắt chuyền cành vừa kêu lích chích.

B. Những tia nắng nhấp nháy trên vòm lá

C. Hai bạn cùng nhau đọc chung một quyển sách

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3: Em hãy quan sát những bức hình dưới đây và cho biết tên các hoạt động hoặc trò chơi mà các bạn học sinh thường xuyên tham gia cùng bạn bè?

A. Bịt mắt bắt dê, đuổi bắt, đọc sách, làm đồ thủ công

B. Trồng cây, cắt dán thủ công, đọc sách, rồng rắn lên mây

C. Ô ăn quan, đọc sách , cắt dán thủ công, đuổi bắt

D. Nhảy dây, đá cầu, bóng rổ, đuổi bắt

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hiểu thế nào về câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”?

A. có nghĩa là việc học thầy thì không bằng việc học bạn

B. việc chúng ta học những kiến thức ở trường thì không bằng việc chúng ta học ở nhiều nguồn, nhiều nơi khác không chỉ là bạn bè.

C. câu tục ngữ đề cao việc học tập ở mọi người, mọi lúc và mọi nơi.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây nói về tình bạn, tình bằng hữu?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

B. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

C. Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay