Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 6 - Bài 3 - Luyện từ và câu - So sánh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 6 - Bài 3 - Luyện từ và câu - So sánh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 6: NHỮNG BÚP MĂNG NON

BÀI 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: SO SÁNH

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 CÂU)

Câu 1: Từ nào chỉ sự vật trong câu đồng dao sau?

“ Ăn một bát cơm

Nhớ người cày ruộng”

A. Người

B. Bát cơm, ruộng

C. Ăn

D. Cày

Câu 2: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ sau

“Ở cái dấu hỏi

Trông ngộ ngộ ghê

Như vành tai nhỏ

Hỏi rồi lắng nghe.”

A. Vành tai nhỏ và Lắng nghe

B. Dấu hỏi và Vành tai nhỏ

C. Vành tai và Ngộ ngộ

D. Dấu hỏi và Lắng nghe

Câu 3: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau “Chiếc nhãn vở tựa như một đám mây xinh xắn.”

A. Chiếc nhãn vở và Xinh xắn

B. Chiếc nhãn vở và Đám mây

C. Đám mây xinh xắn

D. Tựa như

Câu 4: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau “Mỗi bông hoa phượng là một đốm lửa đỏ rực.”

A. Hoa phượng và Đỏ rực

B. Hoa và Đỏ rực

C. Bông hoa phượng và Đốm lửa

D. Đáp án khác

Câu 5: Ý nào sau đây nói đúng ý nghĩa của từ siêng năng ?

A. Lười nhác, không thích làm việc

B. Thông minh và giỏi giang

C. Chăm chỉ làm việc

D. Cả A, B, C

Câu 6: Đáp án nào sau đây nói đúng ý nghĩa của từ “giăng giăng”?

A. Dàn ra theo chiều ngang

B. Dàn ra theo chiều dọc

C. Dàn trải ra khắp nơi

D. Cả A, B, C

Câu 7: Trong bài thơ “Hai bàn tay em”, tay được so sánh với hình ảnh nào?

A. Nụ hoa đầu cành.

B. Giọt sương đầu ngày.

C. Chiếc lá trên cành.

D. Búp măng non.

Câu 8: Trong câu thơ “Răng trắng hoa nhài”, hàm răng của em bé được so sánh với sự vật gì?

A. Ánh mai

B. Hoa nhài

C. Nụ hồng xinh

D. Tỏa nắng

Câu 9: Hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau "..., trời rét thêm"

A. Hôm nay

B. Hôm qua

C. Ngày mai

D. Ngày kia

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là hình ảnh so sánh trong bài thơ “Hai bàn tay em”?

A. Như hoa đầu cành.

B. Răng trắng hoa nhài.

C. Giờ em ngồi học.

Câu 2: Câu nào sau đây thể hiện sự thích thú của em với chú bê con của nhà bạn Súa?

A. Chú bê con của nhà bạn Súa vừa mới được sinh ra sáng nay

B. Ôi chú bê con thật đẹp!

C. Bò nhà bạn Súa vừa mới đẻ một con bê con rất to

D. Cả A, B, C

Câu 3: Câu nào sau đây thể hiện sự thích thú của em với cái hàng rào đá bạn Chơ xếp cùng bố?

A. Bạn Chơ kể về cái hàng rào đá mà bố con bạn đang xếp dở.

B. Bạn Chơ thật là khéo tay quá!

C. Cái hàng rào đá được xếp bằng những hòn đá xanh, bằng sự khéo léo, cần cù của bàn tay yêu lao động.

Câu 4: Đâu là sự vật 1 và sự vật 2 trong câu sau đây “Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu.”

A. Quả cà chua/ nhỏ xíu

B. Cái đèn lồng/ nhỏ xíu

C. Quả cà chua / Đèn lồng

D. Đáp án khác

Câu 5: Đọc các câu thơ dưới đây rồi cho biết vật được so sánh là gì?

“Mít xanh gai nhọn như kim

Lúc chín nứt vỏ gai chìm mất tăm”

A. Gai của quả mít xanh và Cái kim

B. Gai cảu quả mít xanh và Mất tăm

C. Cái kim và Chín

D. Cái kim va Mất tăm

Câu 6: Em hãy cho biết sự vật được so sánh với nhau trong đoạn thơ sau

“ Hai bàn tay em

Như hoa đầu cành

Hoa hồng hồng nụ

Cánh tròn ngón xinh.”

A. Hai bàn tay em và hoa đầu cành

B. Hai bàn tay em và nụ hồng

C. Nụ hồng và ngón tay

D. Cánh hoa và ngón tay

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Trong lời bài hát sau đây, “hai bàn tay của em” được so sánh với sự vật nào?

“Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem.

Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh

Khi em giơ tay lên là bướm xinh bay múa

Khi em giớ tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng”

A. Cành hồng

B. Con bướm

C. Bay múa

D. Đậu trên cành

Câu 2: Điền vào chỗ trống sau

“ Cánh diều như ...

Ai vừa tung lên trời”

A. Dấu á

B. Dấu hỏi

C. Dầu huyền

D. Dấu nặng

Câu 3: Từ nào chỉ sự vật trong câu đồng dao sau?

“ Ăn đĩa rau muống

Nhớ người đào ao

Ăn một quả đào

Nhớ người vun gốc

Ăn một con ốc

Nhớ người đi mò”

A. Ăn/ vun/ mò/ đào

B. Đĩa/ một/ người/ đi

C. Đĩa rau muống/ ao/ quả đào/ gốc/ con ốc

D. Đi/ ăn/ đào/ vun

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Điền vào chỗ trống “ Mặt biển sáng trong như ....”

A. tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.

B. ánh nắng Mặt Trời

C. bầu trời xanh thăm thẳm

D. tấm thảm màu xanh lục

Câu 2: Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?

A. Mặt trời đỏ rực như lửa cháy.

B. Dòng sông tựa như một dải lụa mềm.

C. Các bạn học sinh cần mang theo một số đồ dùng cá nhân như: bàn chải đánh răng, khăn mặt và quần áo.

D. Mặt trời như một quả cầu lửa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay