Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo Tuần 7 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ đội viên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 7 - Bài 1 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ đội viên. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 7: EM LÀ ĐỘI VIÊN

BÀI 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ ĐỘI VIÊN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, từ ngữ nào sau đây chỉ hoạt động?

A. Lao động

B. Học tập

C. Giữ gìn vệ sinh

D. Cả A, B, C

Câu 2: Em hãy tìm trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, từ ngữ nào sau đây chỉ các phẩm chất của con người?

A. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào

B. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.

C. Đoàn kết, kỉ luật

D. Cả A, B, C

Câu 3: Điền vào chỗ trống sau “chăm chỉ...”

A. học tập

B. giữ gìn

C. khiêm tốn

D. thật thà

Câu 4: Điền vào chỗ trống sau “Giữ gìn...”

A. học tập

B. lao động

C. vệ sinh

D. thật thà

Câu 5: Điền vào chỗ trống sau “... học hỏi”

A. Học tập

B. Lao động

C. Ham

D. Đoàn kết

Câu 6: Câu nào sau đây không nói về hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng?

A. Bạn Nhật có chiếc áo mới thật xinh xắn.

B.  Bạn Linh chăm chỉ học tập.

C. Bạn Mai luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt.

D. Lớp 3A có tinh thần đoàn kết cao.

Câu 7: Câu nào dưới đâu là câu giới thiệu sự vật?

A. Nam và lan đang học bài

B. Chiếc áo của Lan thật sặc sỡ

C. Nam là học sinh giỏi nhất lớp

D. Cả A, B, C

Câu 8: Câu “Em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy” thuộc mẫu câu nào sau đây?

A. Ai làm gì?

B. Ai là gì?

C. A, B đều đúng

D. A, B đều sai

Câu 9: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm trong câu sau “Em sẽ học tập chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra tới”

A. Em sẽ làm gì?

B. Em sẽ học tập như thế nào cho bài kiểm tra tới?

C. Tại sao em phải học tập chăm chỉ hơn?

D. Em phải làm gì để chuẩn bị cho bài kiểm tra tới?

Câu 10: Câu “Em yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào” thuộc mẫu câu nào em đã học?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả A, B, C đều sai.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chuyển câu kể sau đây thành câu cảm “Bạn ấy xứng đáng được tham gia vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh”.

A. Bạn ấy thật xứng đáng!

B. Bạn ấy rất giỏi

C. Bạn ấy rất năng động.

D. Nhiều người ngưỡng mộ bạn ấy.

Câu 2: Từ ngữ nào chỉ hoạt động trong câu “Để trở thành một đội viên, em cần rèn luyện các phẩm chất như: khiêm tốn, thật thà, dũng cảm''?

A. Khiêm tốn

B. Đội viên

C. Rèn luyện

D. Thật thà

Câu 3: Câu văn được viết theo mẫu Ai làm gì?

A. Bạn Thanh tham gia vào Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh

B. Bé con đi đâu sớm thế?

C. Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tìm cặp từ trái nghĩa với nhau

A. Siêng năng - lười nhác

B. Thông minh - sáng dạ

C. Cần cù - chăm chỉ

D. Kiên trì – Bất khuất

Câu 5: Dòng nào dưới đây thể hiện tính tốt của người học sinh?

A. Trong giờ học còn hay nói chuyện.

B. Chưa làm bài đầy đủ, chưa học thuộc bài trước khi tới lớp.

C. Ngoan ngoãn, học tập chuyên cần.

D. Ích kỷ, không đoàn kết, hay khoe khoang

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Để trở thành Đội viên, em cần làm gì?

A. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy

B. Tích cực tham gia phong trào, hoạt động của nhà trường

C. Cả hai đáp án trên đều sai

D. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 2: Câu “Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm” thuộc kiểu câu nào?

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 3: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau đây “Ở câu lạc bộ, chúng em chơi cầu lông, đánh cờ, học hát và múa.”

A. Ở câu lạc bộ, các em làm những gì?

B. Ai chơi cầu lông ở câu lạc bộ?

C. Ngoài chơi cầu lông, các em còn làm gì ở câu lạc bộ?

D. Ở câu lạc bộ, các em có được học hát và múa không?

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau đây “ Em thường xuyên tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội.”

A. Ai thường tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội?

B. Em thường xuyên tham gia các hoạt động nào ở trường?

C. Ở trường em thường xuyên có những hoạt động gì?

D. Em có thường xuyên tham gia các hoạt động của Đoàn, Đội không?

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm sau đây “Đội Thiếu niên là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tập.”

A. Các em làm gì khi tham gia vào Đội Thiếu niên?

B. Khi tham gia vào Đội Thiếu niên, các em sẽ được gì?

C. Đội Thiếu niên là nơi như thế nào?

D. Cả A, B, C đều sai

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 chân trời sáng tạo tập 1 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay