Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 21 - Bài 6 - Cây gạo

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 21 - Bài 6 - Cây gạo. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 6: CÂY GẠO

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Mùa cây gạo ra hoa là mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân.

B. Mùa hè.

C. Mùa thu.

D. Mùa đông.

Câu 2: Mùa xuân tới, hoa gạo gọi đến loài nào?

A. Cá.

B. Chim.

C. Cú.

D. Chuồn chuồn.

Câu 3: Con chim nào không được tác giả nhắc tới trong văn bản?

A. Chào mào.

B. Sáo sậu.

C. Sáo đen.

D. Tu hú.

Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào?

A. Hồng.

B. Đỏ.

C. Xanh.

D. Trắng.

Câu 5: Đâu không phải dấu hiệu khi hết màu hoa gạo?

A. Chim chóc vãn.

B. Cây gạo xanh mát, trầm tư.

C. Cây gạo tưng bừng, rộn rã.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 6: Các loài chim làm gì trên cây gạo?

A. Làm tổ.

B. Ăn quả.

C. Bắt sâu.

D. Trò chuyện ríu rít.

Câu 7: Chi tiết nào cho thấy loài chim mang đến không khí tưng bừng trên cây gạo?

A. Bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

B. Gọi nhau, trò chuyện, trêu gẹo và tranh cãi nhau.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 8: Bài văn “Cây gạo” có mấy hình ảnh so sánh?

A. 2 hình ảnh.

B. 3 hình ảnh.

C. 4 hình ảnh.

D. 5 hình ảnh.

Câu 9: Hết mùa hoa, cây gạo trở về với dáng vẻ như thế nào?

A. Xanh mát, trầm tư.

B. U buồn, hoài niệm.

C. Xanh mát, hoài niệm.

D. U buồn, trầm tư.

Câu 10: Hết mùa hoa, cây gạo nhiệm vụ gì?

A. Làm tổ cho những chú chim.

B. Làm chỗ nghỉ mát cho đàn bò.

C. Làm gỗ cho người dân sưởi ấm.

D. Làm tiêu cho những con đò cập bến.

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Từ xa nhìn lại, cây gạo được so sánh như thế nào?

A. Như cái đình làng.

B. Như chùm bong bóng.

C. Như tháp đèn khổng lồ.

D. Hàng ngàn ngọn lửa hồng.

Câu 2: Những bông hoa gạo được tác giả so sánh với?

A. Pháo hoa.

B. Ngọn lửa hồng tươi.

C. Ánh nến trong xanh.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 3: Búp nõn cây gạo được tác giả so sánh với?

A. Bàn tay.

B. Hàng ngàn ánh nến trong xanh.

C. Những ngọn lửa.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả cây gạo trong nắng?

A. Lập lòe, lung linh.

B. Lóng lánh, lập lòe.

C. Lấp lánh, lunh linh.

D. Lóng lánh, lung linh.

Câu 5: Khi chứng kiến đàn chim bay về, người viết có cảm giác thế nào?

A. Vui mừng.

B. Khó chịu.

C. Buồn phiền.

D. Bực tức.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Từ so sánh trong câu “Hàng ngàn hông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi” là?

A. Hàng.

B. Là.

C. Ngọn.

D. Hồng.

Câu 2: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

A. Tả cây gạo và chim.

B. Tả chim.

C. Tả cây gạo.

D. Tả mùa xuân.

Câu 3: Vì sao trên cây gạo lại có ngày hội mùa xuân?

A. Vì trên cây gạo có nhiều màu sắc của sự sống.

B. Vì trên cây gạo có đầy âm thanh rộn rã của các loài chim.

C. Vì trên cây gạo có bầu không khí rộn rã, tươi vui.

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào?

A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

B. Nói với cây gạo như nói với con người.

C. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 2: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào?

A. Ai thế nào?

B. Ai làm gì?

C. Ai là gì?

D. Vì sao?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay