Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 23 - Bài 10 - Quả hồng của thỏ con

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 23 - Bài 10 - Quả hồng của thỏ con. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: QỦA HỒNG CỦA THỎ CON

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Thỏ con đã phát hiện ra cây gì?

A. Cây đào.

B. Cây hồng.

C. Cây xoài.

D. Cây nhãn.

Câu 2: Cây hồng mà thỏ con phát hiện ra có mấy quả hổng?

A. 1 quả hồng.

B. 2 quả hồng.

C. 3 quả hồng.

D. 4 quả hồng.

Câu 3: Quả hồng mà thỏ con phát hiện ra như thế nào?

A. Quả hồng chín mọng.

B. Quả hồng sắp chín.

C. Quả hồng vẫn còn xanh.

D. Quả hồng sắp hỏng.

Câu 4: Khi nhìn thấy quả hồng, thỏ con đã nghĩ tới điều gì?

A. Chờ hồng chín, mình sẽ mang hồng về cho bạn sóc.

B. Chờ hồng chín, mình sẽ thưởng thức vị ngọt lịm của nó.

C. Mình sẽ chăm sóc cây hồng đến khi hồng ra thật nhiều quả.

D. Mình sẽ chăm sóc cây hồng tới mùa hè năm sau.

Câu 5: Thỏ con đã chăm sóc cây hồng như thế nào?

A. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ tưới nước cho cây.

B. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ kể chuyện cho cây nghe.

C. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ bắt sâu cho cây.

D. Hằng ngày, thỏ chăm chỉ bón phân cho cây.

Câu 6: Tại sao thỏ lại đứng chờ quả hồng rơi xuống?

A. Vì thỏ muốn ngắm nhìn trái hồng chín.

B. Vì thỏ lười trèo lên cây.

C. Vì thỏ không thích ăn hồng.

D. Vì thỏ không biết trèo cậy

Câu 7: Tại sao thỏ lại nhường trái hồng thơm ngọt đó cho đàn chim?

A. Vì đàn chim dọa sẽ đánh thỏ.

B. Vì thỏ không thích ăn hồng.

C. Vì đàn chim đang đói lả.

D. Vì thỏ không lấy được trái hồng đó.

Câu 8: Đàn chim đã cảm thấy như thế nào khi thỏ con chưa được ăn hồng bao giờ?

A. Đau buồn.

B. Ngạc nhiên.

C. Ái ngại.

D. Xúc động.

Câu 9: Sau khi cho đàn chim ăn quả hồng còn sót lại, đàn chom đã tìm cho thỏ con thứ gì?

A. Một cây hồng đầy quả hồng.

B. Một củ cà rốt mới được thu hoạch.

C. Một quả táo chín.

D. Một bãi cỏ mới.

Câu 10: Khi nhìn thấy đàn chim đang ăn hồng, thỏ con đã nói điều gì?

A. Hồng ngọt có độc nên tớ không ăn đâu, các cậu ăn đi.

B. Tớ không thích ăn hồng đâu, các cậu cứ ăn đi.

C. Tớ thích được ngắm nhìn các cậu ăn no bụng.

D. Tớ ăn, chỉ một mình tớ được no bụng, các cậu ăn thì cả đàn no bụng.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Thỏ có đức tính nào mà chúng ta cần phải học tập

A. Kiên nhẫn.

B. Chăm chỉ.

C. Tốt bụng.

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Chi tiết nào thể hiện sự kiên nhẫn của thỏ con?

A. Thỏ con đứng đợi đàn chim bay đi.

B. Thỏ con đứng đợi quả hồng rơi xuống.

C. Thỏ con mang nước tới tưới cho cây hồng.

D. Thỏ con đếm từng chiếc lá trên cây hồng.

Câu 3: Chi tiết nào thể hiện sự tốt bụng của thỏ con?

A. Thỏ con mang nước tới tưới cho cây hồng.

B. Thỏ con kể cho cây hồng nghe những chuyện mới kì lạ.

C. Thỏ con giúp cho cây hồng ra nhiều quả.

D. Thỏ con nhường quả hồng chín mọng cho đàn chim đang đói lả.

Câu 4: Hành động của thỏ con khi để đàn chim ăn quả hồng còn lại trên cây thể hiện điều gì?

A. Khinh thường.

B. Tranh giành.

C. Nhường nhịn.

D. Ghen ghét.

Câu 5: Đàn chim đã tìm cho thỏ con một cây hồng đã thể hiện phẩm chất gì của chim?

A. Nhường nhịn.

B. Biết ơn.

C. Chia sẻ.

D. Vô ơn.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Câu nói của thỏ con và đàn chim được được đánh dấu bằng dấu câu nào?

A. Dấu hỏi chấm.

B. Dấu gạch ngang.

C. Dấu gạch chân.

D. Dấu chấm phẩy.

 

Câu 2: Các từ có nghĩa giống với từ chăm chỉ là gì?

A. Cần mẫn.

B. Siêng năng.

C. Cần cù.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đâu không phải là từ có nghĩa giống với từ kiên nhẫn?

A. Nhẫn nại.

B. Cáu gắt.

C. Kiên trì.

D. Bền bỉ.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Bài đọc “Quả hồng của thỏ con” dạy cho em điều gì trong cuộc sống?

A. Cho đi sẽ được nhận lại.

B. Chỉ nên nhận những điều tốt đẹp.

C. Không nên tranh giành đồ ăn với loài chim.

D. Không nên cho đi những thứ là của mình.

Câu 2: Đâu không phải là câu tục ngữ thể hiện sự biết ơn?

A. Đường mòn ân nghĩa không mòn.

B. Ăn tám lạng trả nửa cân.

C. Vắt chanh bỏ vỏ.

D. Uống nước chớ quên người đào mạch.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay