Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 19 - Bài 2 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ hiện tượng thiên nhiên

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 3: Thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 19: NHỮNG SẮC MÀU THIÊN NHIÊN

BÀI 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN; CÂU CẢM, CÂU KHIẾN

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ nào sau đây chỉ các hiện tượng tự nhiên?

A. Rực rỡ

B. Chói chang

C. Mưa gió

D. Màu sắc

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây chỉ đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên?

A. Nóng

B. Xối xả

C. Mát rượi

D. Cả A, B, C

Câu 3: Từ ngữ nào sau đây chỉ các hiện tượng tự nhiên?

A. Mưa, bão, lũ

B. Gió

C. Nắng, hạn hán

D. Cả A, B, C

Câu 4: Đâu là tên gọi của một loại mưa?

A. Mưa rào

B. Mưa phùn

C. Gió bóng mây

D. Cả A, B đều đúng

Câu 5: Đâu là tên gọi của một loại gió?

A. Mưa rào

B. Mưa phùn

C. Gió heo may

D. Cả A, B đều đúng

Câu 6: Đâu là không phải là tên gọi của một loại gió?

A. Gió mùa đông bắc

B. Gió Lào

C. Gió heo may

D. Gió phùn

Câu 7: Đâu không phải là tên một loại mưa?

A. Mưa phùn

B. Mưa rào

C. Mưa mùa đông bắc

D. Mưa bóng mây

Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu cảm?

A. Trời ơi! Nóng quá!

B. Gió thổi mát quá!

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 9: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu khiến?

A. Trời ơi! Nóng quá!

B. Gió thổi mát quá!

C. Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

D. Cả A, B đều đúng

Câu 10: Câu nào dưới đây không thuộc kiểu câu khiến?

A. Hãy đội mũ khi ra ngoài trời nắng!

B. Gió thổi mát quá!

C. Sắp mưa rồi, con cất quần áo đi!

D. Cả A, B đều đúng

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây dùng để đưa ra yêu cầu, đề nghị?

A. Các bạn đang vẽ tranh trong rừng

B. Bạn nào cũng vẽ cảnh vật trong mưa

C. Mưa to thật rồi!

D. Các em chọn cảnh để vẽ nhé

Câu 2: Câu nào sau đây dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc?

A. Các bạn đang vẽ tranh trong rừng

B. Bạn nào cũng vẽ cảnh vật trong mưa

C. Bức tranh của bạn đẹp quá!

D. Các em chọn cảnh để vẽ nhé

Câu 3: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

“Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ:

- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!”

A. Hãy gọi người hàng hành vào cho ta!

B. Nàng quay lại

C. Nàng bảo thị nữ

D. Cả A, B, C

Câu 4: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau đây

Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng: “Có đau không, chú mình? Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!”

A. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay nói nựng

B. Có đau không, chú mình?

C. Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng có nhảy lên boong tàu!

D. Cả A, B, C

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu khiến?

A. Trời mưa to quá!

B. Mưa rồi, mọi người tìm chỗ trú mưa đi!

C. Chúng ta hãy kêu gọi bà con phòng chống cơn bão số 8 sắp đến.

D. Cả B, C

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết hiện tượng thiên nhiên nào có đoạn thơ dưới đây

Gió

Gió lúc nào cũng chạy

Suốt ngày vội thế à

Lúc nào cũng huýt sáo

Lúc nào cũng hát ca …

Gió thích chơi chong chóng

Cùng bé chơi thả diều

Lại giật tung nón bé

Gió bông đùa chọc trêu

                                                   (Đặng Hấn)

A. Nắng

B. Gió

C. Mưa

D. Lũ lụt

Câu 2: Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

A. Được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

B. Được dùng để bộc lộ tình cảm của con đối với mẹ

C. Không để làm gì

D. Cả A, B, C

Câu 3: Câu in nghiêng dưới đây dùng làm gì?

Gióng nhìn mẹ, mở miệng, bật lên thành tiếng:

- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!

A. Được dùng để thể hiện một yêu cầu của con đối với mẹ.

B. Được dùng để bộc lộ tình cảm của con đối với mẹ

C. Không để làm gì

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm các từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ sau đây

Mèo con và hoa nắng

“Sáng, mọi nhà đi vắng

Mình mèo con ở nhà

Ngồi bên cây, sưởi nắng

Bỗng cơn gió lướt qua.

Mèo dỏng tai nghe ngóng

Có tiếng gì lao xao?

Ngước nhìn lên cành cao:

Lá, lá xòe tay vẫy.

 

Chợt mèo ta nhìn thấy

Dưới cây: hoa dập dờn!

Lạ quá, chạy đến vờn

Hoa chạy lui, chạy tới.

 

Ô kìa, hoa đứng lại?

Mèo vội nhìn lên cây

Thì ra: gió ngừng thôi

Hoa nắng vờ ngủ say!

                                                   (Nguyễn Trọng Hoàn)

A. Gió, nắng

B. Lao xao

C. Dập dờn

D. Hoa, lá

Câu 2: Em hãy tìm các từ chỉ hiện tượng tự nhiên có trong đoạn thơ sau đây

Nắng

Nắng vừa đậu trên lá

Gió rung nắng rơi ngay

Em chạy vội ra nhặt

Nắng không vào bàn tay

Hoa cúc vàng nắng đậu

Hoa cúc càng vàng tươi

Nắng mà có hoa cúc

Nắng cũng thơm nắng ơi!

                                                                                  (Lê Hồng Thiện)

A. Gió, nắng

B. Đậu, nhặt

C. Hoa cúc vàng

D. Thơm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay