Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 22 - Bài 8 - Bầy voi rừng Trường Sơn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 22 - Bài 8 - Bầy voi rừng Trường Sơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 8: BẦY VOI RỪNG TRƯỜNG SƠN
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Bài đọc “Bầy voi rừng Trường Sơn” là sáng tác của ai?
A. Nguyễn Viết Bình.
B. Vũ Hùng.
C. Kim Lân.
D. Mai Văn Hai.
Câu 2: Bài đọc “Bầy voi rừng Trường Sơn” gồm có mấy đoạn?
A. 1 đoạn.
B. 2 đoạn.
C. 3 đoạn.
D. 4 đoạn.
Câu 3: Dãy Trường Sơn nằm ở miền nào nước ta?
A. Miền Bắc.
B. Miền Trung.
C. Miền Nam.
D. Miền Tây.
Câu 4: Cảnh vật dọc đường Trường Sơn được tác giả miêu tả thế nào?
A. Hoang vu.
B. Sôi động.
C. Đông đúc.
D. Nhộn nhịp.
Câu 5: Đâu không phải hình ảnh miêu tả rừng ở Trường Sơn?
A. Sương phủ quanh năm.
B. Rừng lau bát ngát.
C. Đêm giũ lá rào rào.
D. Chim chóc hót líu lo.
Câu 6: Loài nào được đề cập tới trong tác phẩm?
A. Loài cá.
B. Loài chim.
C. Loài voi.
D. Loài vượn.
Câu 7: Thức ăn của loài voi là gì?
A. Cây cỏ.
B. Thịt.
C. Côn trùng.
D. Cơm.
Câu 8: Buổi trưa, những chú voi làm gì?
A. Kiếm ăn.
B. Trú nắng trong cánh rừng rậm.
C. Tắm ở quãng sông vắng.
D. Rống rền vang.
Câu 9: Buổi chiều, những chú voi làm gì?
A. Kiếm ăn.
B. Trú nắng trong cánh rừng rậm.
C. Tắm ở quãng sông vắng.
D. Rống rền vang.
Câu 10: Vào lúc rạng sáng và chiều tà, những chú voi làm gì?
A. Kiếm ăn.
B. Trú nắng trong cánh rừng rậm.
C. Tắm ở quãng sông vắng.
D. Rống rền vang.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đâu không phải đặc điểm của loài voi?
A. Thông minh.
B. Sống bầy đàn.
C. Có tình nghĩa.
D. Tranh đấu lẫn nhau.
Câu 2: Câu “Voi là loài vật thông minh, có tình nghĩa” trả lời cho câu hỏi?
A. Ai làm gì?.
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
D. Ai ở đâu?
Câu 3: Khi một con voi trong đàn ốm yếu thì?
A. Cả đàn biếng ăn, ngơ ngác.
B. Cả đàn vẫn ăn ngon, mặc kệ.
C. Cả đàn đi ăn rồi kiếm về cho con voi bị ốm.
D. Không đáp án nào đúng.
Câu 4: Cây mọc rậm rạp, cây cao cây thấp, nối tiếp nhau được gọi là?
A. Đồi cây.
B. Xếp trồng lên nhau.
C. Tầng tầng lớp lớp.
D. Liên tục.
Câu 5: Thức ăn của loài voi từ đâu?
A. Chúng đi kiếm ăn ở đồng cỏ.
B. Con người mang tới cho chúng.
C. Chúng nhờ những con vật khác kiếm về.
D. Không có đáp án nào đúng.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1:Loài voi được thấy giống với?
A. Con cá
B. Con mèo
C. Con người
D. Con hà mã
Câu 2: Trong câu “Chúng tận tâm và thương mến nhau chẳng khác gì con người” tác giả đã sử dụng biện pháp?
A. Nhân hóa.
B. So sánh.
C. Nhân hóa và so sánh.
D. Không có biện pháp nào.
Câu 3: Từ văn bản, ta khẳng định rằng:
A. Voi là loài vật hiền lành, biết yêu thương đồng loại.
B. Voi là loài vật ngốc ngếch.
C. Voi là loài vật hung dữ.
D. Voi là loài vật sống đơn lẻ.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Câu văn “Một con đau yếu thì cả bầy biếng ăn, ngơ ngác” có sự tương đồng với câu tục ngữ nào?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Chết cả đống còn hơn sống một người.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
Câu 2: Câu văn “Một con sa bẫy thì cả bầy tìm cách cứu giúp, dù có phải chịu đói khát hoặc tạm dựng chuyến đi” thể hiện tinh thần gì có đàn voi.
A. Sự tình nghĩa của đàn voi.
B. Sự ích kỉ của đàn voi.
C. Sự tham ăn của đàn voi.
D. Tất cả các đáp án trên
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 8: Bầy voi rừng trường sơn