Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 23 - Bài 10 - Luyện từ và câu - Từ ngữ có nghĩa giống nhau, dấu gạch ngang

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bTuần 23 - Bài 10 - Luyện từ và câu - Từ ngữ có nghĩa giống nhau, dấu gạch ngang. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

TUẦN 23: BÀI HỌC TỪ CUỘC SỐNG

BÀI 10: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ NGỮ CÓ NGHĨA GIỐNG NHAU; DẤU GẠCH NGANG

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

“ ... ti sắc tím

... cánh ... li

Bông ... thắp ...

Đỏ hoa ngày hè.”

A. Li/ Năm/ lưu/ lựa/ lửa

B. Ni/ Lăm/ Nưu/ lửa

C. Nưu/ Lăm/ lưu/ lựa

C. Lưu/ Năm/ ni/ lửa

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

“ Mành mành buông đỏ

Như bánh pháo hồng

Mùa hoa liễu ... ở

Mùa hoa ... vừng.”

A. nở/ nộc

B. lở/ lộc

C. nở/ lộc

C. lở/ lộc

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau

“ Trắng muốt trắng muốt

Như chùm pháo hoa

... bông hoa náng

Dựng ô trước nhà.”

A. nà

B. là

C. gà

D. nhà

Câu 4: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “Bụ bâm”

A. bẫm

B. bẩm

C. bậm

D. bầm

Câu 5: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “Khoe khoắn”

A. Khoe

B. Khỏe

C. Khọe

D. Khóe

Câu 6: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “mơn mơn”

A. Mơn

B. Mởn

C. Mợn

D. Mớn

Câu 7: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “xối xa”

A. xa

B. xả

C. xá

D. xạ

Câu 8: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “chập chưng”

A. chứng

B. chững

C. chửng

D. chựng

Câu 9: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “phăng phiu”

A. phặng

B. phắng

C. phẳng

D. phằng

Câu 10: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “vây vùng”

A. vây

B. vậy

C. vẫy

D. vẩy

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Chọn dấu thích hợp cho chữ in đậm sau “nghi ngợi”

A. nghỉ

B. nghĩ

C. nghị

D. nghí

Câu 2: Từ ngữ nào sau đây đồng nghĩa với “to lớn”?

A. hùng vĩ

B. đồ sộ

C. rộng lớn

D. Cả A, B, C

Câu 3: Từ ngữ nào sau đây đồng nghĩa với “học tập”?

A. Học hành

B. Học đường

C. Thi đua

D. Cả A, B, C

Câu 4: Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì ?

- (1) Chào bác!

- (2) Em bé nói với tôi.

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Không có tác dụng gì

Câu 5: Dấu gạch ngang thứ hai trong mỗi cặp câu sau đây dùng để làm gì ?

- (1) Chào bác!

- (2) Em bé nói với tôi.

A. Đánh dấu phần chú thích trong câu

B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

D. Không có tác dụng gì

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm những từ đồng nghĩa có trong đoạn văn dưới đây

“Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán..”

A. xanh – ngọc bích – lục

B. đỏ - đồng

C. lá bàng – ngọn lửa xanh

D. lá bàng mùa đông đỏ - đồng

Câu 2: Em hãy tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau

“Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Hoà gọi mẹ bằng u. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ là bu. Bạn Thành quê Phú Thọ gọi mẹ là bầm. Còn bạn Phước người Huế lại gọi mẹ là mạ.”

A. U, mẹ, bầm, bu, mạ

B. Nam Bộ - Phú Thọ

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 3: Xếp các từ cho dưới đây thành những nhóm từ đồng nghĩa

Bao la, lung linh, vắng vẻ, hiu quạnh, long lanh, lóng lánh, mênh mông, vắng teo, vắng ngắt, bát ngát, lấp loáng, lấp lánh, hiu hắt, thênh thang

A. Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.

B. Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

C. Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt.

D. Cả A, B, C

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Em hãy tìm các từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây

“Tên đảo là Sinh Tồn nên những người lính chúng tôi sinh tồn trước bất kì khó khăn, thử thách nào. Chúng tôi sẽ vươn lên giữa cái nóng khô khốc. Chúng tôi sẽ sinh sống trong bạt ngàn nước mặn bốn bề. Hằng ngày, chúng tôi vẫn sinh hoạt, luyện tập và sẵn sàng chắc tay súng bảo vệ biển đảo. Cây cối cũng sẽ bám rễ sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt. Và vì sự nỗ lực quyết tâm ấy, đảo sẽ vẫn mang màu xanh của niềm tin và hi vọng. Bởi còn có những cơn mưa sẽ đến từ phía chân trời.

A. Sinh tồn, sinh sống, sinh hoạt

B. Khó khăn, khắc nghiệt

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 2: Điền các từ vào chỗ trống sau

“Chúng tôi đang hành quân tới nơi cắm trại – một thắng cảnh của đất nước. Bạn Lệ ... trên vai chiếc ba lô con cóc, hai tay vung vẩy, vừa đi vừa hát véo von. Bạn Thư điệu đà ... túi đàn ghi – ta. Bạn Tuấn "đô vật" vai ... một thùng giấy đựng nước uống và đồ ăn. Hai bạn Tân và Hưng to, khỏe cùng hăm hở ... thứ đồ lỉnh kỉnh nhất là lều trại. Bạn Phương bé nhỏ nhất thì ... trong nách mấy tờ báo Nhi đồng cười, đến chỗ nghỉ là giở ra đọc ngay cho cả nhóm cùng nghe.”

A. vác/ xách/ đeo/ khiêng/ kẹp

B. đeo/ xách/ vác/ kẹp/ khiêng

C. đeo/ xách/ vác/ khiêng/ kẹp

D. kẹp/ đeo/ xách/ vác/ khiêng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay