Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 22 - Bài 7 - Mặt trời xanh của tôi

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 22 - Bài 7 - Mặt trời xanh của tôi. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 7: MẶT TRỜI XANH CỦA TÔI

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” là sáng tác của nhà thơ nào?

A. Tố Hữu.

B. Vương Trọng.

C. Nguyễn Viết Bình.

D. Hà Nhi.

Câu 2: Tác giả đã tả tiếng mưa trong rừng cọ như thế nào?

A. Như tiếng thác, trận gió.

B. Như tiếng gầm.

C. Như cơn lốc.

D. Như tiếng suối.

Câu 3: Tác giả sử dụng từ láy nào để diễn tả mưa rừng cọ?

A. Rào rào.

B. Dồn dập.

C. Ào ào.

D. Rì rào.

Câu 4: Tác giả lên rừng cọ vào buổi trưa hè để làm gì?

A. Đi ngủ.

B. Gối đầu lên thảm cỏ nhìn trời, lá.

C. Đi săn bắt.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 5: Lá cọ được tác giả gọi là gì?

A. Chiếc lá to.

B. Chiếc lá đẹp.

C. Mặt trời xanh.

D. Mặt trăng tròn.

Câu 6: Thời điểm nào không được tác giả nhắc đến trong bài thơ?

A. Sáng sớm.

B. Khi gió ấm.

C. Trưa hè.

D. Đêm khuya.

Câu 7: Hoa cọ có màu gì?

A. Màu vàng.

B. Màu xanh.

C. Màu trắng.

D. Màu đỏ.

Câu 8: Từ so sánh được tác giả sử dụng trong bài thơ “Mặt trời xanh của tôi” là?

A. Là.

B. Như.

C. Bằng.

D. Hơn.

Câu 9: Điểm thú vị vào buổi trưa ở rừng cọ là gì?

A. Rất mát vì lá cọ che đi ánh nắng mặt trời.

B. Rất thơ mộng vì có thể gối đầu lên thảm cỏ, nhìn trời xanh.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 10: Đâu là hình ảnh nói về vẻ đẹp của rừng cọ?

A. Hoa cọ màu vàng.

B. Lá cọ xòe.

C. Thảm cỏ xanh.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1:Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì để diễn tả tiếng mưa trong rừng cọ?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả so sánh và nhân hóa.

D. Không có đáp án nào đúng.

Câu 2:Trong câu "Lá xòe như tia nắng/Giống hệt như mặt trời" tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ?

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Cả so sánh và nhân hóa.

D. Không sử dụng biện pháp tu từ.

Câu 3:Tác giả sử dụng từ lá nào để miêu tả vẻ đẹp của lá cọ?

A. Phấp phới.

B. Ngời ngời.

C. Lung linh.

D. Đồ sộ.

Câu 4: Hoa cọ được tác giả so sánh với?

A. Hoa cau.

B. Hoa súng.

C. Hoa bưởi.

D. Hoa sữa.

Câu 5:Tình cảm của tác giả với rừng cọ là?

A. Chán ghét.

B. Xót xa.

C. Yêu quý.

D. Sợ hãi.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1:Rừng cọ không được tác giả cảm nhận bằng giác quan nào?

A. Thị giác.

B. Xúc giác.

C. Thính giác.

D. Khướu giác.

Câu 2:Câu "Rừng cọ ơi! Rừng cọ!" tác giả nhân hóa bằng cách nào?

A. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.

B. Nói với cây gạo như nói với con người.

C. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.

D. Cả 3 đáp án đều đúng.

Câu 3:Cây cọ thuộc họ gì? 

A. Họ trầu.

B. Họ dừa.

C. Họ cau.

D. Họ bưởi.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Mặt trời xanh trong bài thơ chỉ điều gì?

A. Thảm cỏ.

B. Rừng cọ.

C. Lá cọ.

D. Hoa cọ.

Câu 2: Qua lời miêu tả của tác giả, em có cảm nhận gì về cơn mưa trong rừng cọ?

A. Tiếng mưa trong rừng cọ thật nhẹ nhàng và êm dịu.

B. Tiếng mưa trong rừng cọ rất lớn, như tiếng thác, tiếng gió to.

C. Tiếng mưa trong rừng cọ tạo ra những âm thanh vui tai.

D. Tiếng mưa trong rừng cọ giống như tiếng của các con vật đang kêu gào.

=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 7: Mặt trời xanh của tôi

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay