Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 24 - Bài 11 - Chuyện bên cửa sổ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 24 - Bài 11 - Chuyện bên cửa sổ. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 11: CHUYỆN BÊN CỬA SỔ

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 câu)

Câu 1: Khung cảnh ngày xưa và ngày nay đối lập với nhau như thế nào?

A. Rừng – nhà cao tầng.

B. Rừng – suối.

C. Suối – nhà cao tầng.

D. Suối – vườn hoa.

Câu 2: Nơi ngày xưa là rừng đã thay đổi như thế nào?

A. Rừng đã trở nên rậm rạp hơn.

B. Rừng đã trở thành một con sông lớn.

C. Rừng đã thay bằng những ngôi nhà cao tầng.

D. Rừng đã trở thành một địa điểm du lịch mới.

Câu 3: Cây cối ít dần dẫn đến điều gì?

A. Thiếu vắng bóng chim.

B. Thiếu vắng tiếng cười đùa.

C. Thiếu vắng ánh mặt trời.

D. Thiếu vắng cầu vồng.

Câu 4: Loài chim nào đã xuất hiện trong bài đọc?

A. Chim gõ kiến.

B. Chim sẻ.

C. Chim đại bàng.

D. Chim bồ câu.

Câu 5: Bầy chim sẻ sẽ sống ở đâu?

A. Ở trong lò sưởi.

B. Ở trên mái nhà.

C. Ở trong tổ.

D. Ở trên trời.

Câu 6: Bầy chim sẻ làm tổ ở đâu?

A. Các hốc tường.

B. Lỗ thông hơi.

C. Cửa ngách.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Lần đầu nhìn thấy loài chim, cậu bé đã làm gì?

A. Ngắm nhìn những chú chim làm tổ.

B. Cầm sỏi ném lũ chim sẻ.

C. Trò chuyện cùng bầy chim sẻ.

D. Cho lũ chim sẻ ăn no.

Câu 8: Đâu không phải hành động của bầy chim sẻ mà cậu bé thấy ở sân thượng nhà bên?

A. Bay.

B. Nhảy

C. Nằm lăn ra giũ cánh.

D. Ngủ.

Câu 9: Bầy chim sẻ đã cảm thấy như thế nào khi bị cậu bé ném sỏi?

A. Sợ hãi bay sang sân thượng nhà khác.

B. Bay lượn tung tăng khắp bầu trời.

C. Hoảng sợ và ngã xuống dưới đất.

D. Tức giận và bay tới mổ cậu bé.

Câu 10: Hành động của cậu bé với bầy chim sẻ là đúng hay sai?

A. Đúng.

B. Sai.

 

2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Tác giả đã sử dụng từ láy nào để miêu tả hành động của chim?

A. Lách cách.

B. Lắt nhắt.

C. Lách phách.

D. Lách chách.

Câu 2:Từ "léo nhéo" nghĩa là gì?

A. Tiếng gọi từ xa, không rõ nhưng liên tiếp.

B. Tiếng gọi ngay bên cạnh.

C. Tiếng nói liên tục, ồn ào.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 3: Đâu không phải hành động của loài chim được tác giả miêu tả?

A. Ẩn vào các hốc tường, lỗ thông hơi.

B. Làm tổ, trú chân.

C. Sà xuống chậu cây cảnh.

D. Kiếm ăn.

Câu 4: Hậu quả hành động của chú bé với lũ sẻ là?

A. Chúng đã mổ cậu bé.

B. Chúng đã rời khỏi và sang sân thượng nhà bên.

C. Chúng vẫn tiếp tục chơi đùa.

D. Không có đáp án đúng.

Câu 5:Sau tất cả mọi việc, cậu đã nhớ ra điều gì?

A. Đáng lẽ không nên để lũ sẻ đó ở đây.

B. Phải đuổi chúng đi xa thôi.

C. Đáng lẽ lũ chim ấy đang ở trên sân thượng nhà mình.

D. Cả ba đáp án trên.

 

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Đâu không phải là từ láy?

A. Lách chách.

B. Một mình.

C. Rụt rè.

D. Léo nhéo.

Câu 2:Câu “Đáng lẽ lũ chim ấy đã ở trên sân thượng nhà mình” thể hiện điều gì?

A. Sự phấn khích.

B. Sự khinh thường.

C. Sự vui vẻ.

D. Sự tiếc nuối.

Câu 3:Từ câu chuyện, có thể rút ra bài học?

A. Phải thương yêu động vật

B. Không nên gần gũi động vật.

C. Những chú chim rất ham chơi.

D. Những chú chim rất thích ở sân thượng.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1:Qua câu chuện, tác giả muốn nhắn nhủ ta?

A. Hãy trân trọng những thứ mình đang có.

B. Hãy từ bỏ những điều không cần thiết.

C. Hãy sống thật khỏe mạnh.

D. Con người không nên sống cùng động vật.

Câu 2: Khi con người yêu thương, bảo vệ động vật thì chúng sẽ như thế nào?

A. Gần gũi với con người.

B. Gắn bó với con người.

C. Mang lại niềm vui cho con người.

D. Tất cả các đáp án trên.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay