Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 25 - Bài 14 - Học nghề
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 25 - Bài 14 - Học nghề. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 14: HỌC NGHỀ
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Va-li-a theo bố mẹ đi xem xiếc vào mùa nào?
A. Mùa xuân.
B. Mùa hè.
C. Mùa thu.
D. Mùa đông.
Câu 2: Khi xem xiếc Va-li-a thích nhất tiết mục gì?
A. Phi ngựa đánh đàn.
B. Khỉ đu trên dây.
C. Xiếc voi.
D. Xiếc chú hề.
Câu 3: Ước mơ của Va-li-a là gì?
A. Diễn viên điện ảnh.
B. Diễn viên lộn nhào.
D. Ca sĩ.
D. Diễn viên phi ngựa.
Câu 4: Khi Va-li-a xin vào rạp xiếc, ông giám đốc đã bảo em cầm cái gì?
A. Cầm chổi.
B. Cầm đàn.
C. Cần khăn.
D. Cầm cỏ cho ngựa.
Câu 5: Ông giám đốc đã đưa Va-li-a tới đâu?
A. Trang trại.
B. Nhà ăn.
C. Chuồng ngựa.
D. Phòng bán vé.
Câu 6: Công việc đầu tiên Va-li-a phải làm ở rạp xiếc là gì?
A. Quét chuồng ngựa.
B. Làm quen với con ngựa.
C. Cưỡi ngựa.
D. A và B đúng.
Câu 7: Phản ứng của Va-li-a khi biết công việc đầu tiên của mình là gì?
A. Lo lắng.
B. Sợ hãi.
C. Ngạc nhiên.
D. Ghét bỏ.
Câu 8: Trong suốt thời gian học, Va-li-a đã làm gì?
A. Giữ chuồng sạch sẽ.
B. Làm quen với mấy chú ngựa.
C. Chỉ học mà thôi.
D. A và B đều đúng.
Câu 9: Khi xem tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”, Va-li-a đã suy nghĩ điều gì?
A. Cô ấy thật hiền lành và dũng cảm.
B. Cô ấy thật xinh đẹp và dũng cảm.
C. Cô ấy thật hiền lành và tốt bụng.
D. Cô ấy thật xinh đẹp và tốt bụng.
Câu 10: Va-li-a nhận được kết quả như thế nào sau quá trình rèn luyện ấy?
A. Trở thành người dọn dẹp.
B. Trở thành người nuôi ngựa.
C. Trở thành diễn viên phi ngựa.
D. Không có đáp án đúng.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1:Tác giả cho rằng giữ đàn ngựa sạch sẽ và làm quen với chúng là công việc thế nào?
A. Công việc nhàm chán
B. Công việc không cần thiết
C. Công việc bắt đầu của diễn viên phi ngựa đánh đàn
D. Công việc bẩn thỉu
Câu 2: Để đạt được kết quả như mình mong ước, Va-li-a đã làm gì?
A. Học lỏm kinh nghiệm của người khác.
B. Cố gắng hết mình.
C. Nhờ người khác đóng vai của mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3:Vì sao Va-li-a lại ngạc nhiên khi nghe thấy ông giám đốc giao nhiệm vụ đó cho mình?
A. Vì cô bé không hiểu sao mình phải làm những việc đó.
B. Vì cô bé nghĩ việc đầu tiên mà mình học là việc tập phi ngựa.
C. Vì cô bé nghĩ những việc này đã có người khác làm rồi.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4:Lời nói của nhân vật được đánh dấu bằng?
A. Dấu gạch ngang.
B. Dấu hỏi.
C. Dấu chấm than.
D. Dấu hai chấm.
Câu 5: Để đánh dấu lời đối thoại của nhân vật thì chúng ta sử dụng dấu gì?
A. Dấu gạch ngang.
B. Dấu chấm than.
C. Dấu hai chấm.
D. Dấu ngoặc kép.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Câu nói "Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên" có nghĩa như thế nào?
A. Va-li-a sẽ còn phải học xây tháp.
B. Việc xây một tòa tháp rất khó khăn.
C. Muốn làm được việc lơn phải bắt đầu từ việc nhỏ.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 2: Tại sao ông giám đốc lại giao cho Va-li-a những công việc như trên?
A. Vì ông đang cần người quét chuồng ngựa.
B. Vì ông muốn Va-li-a làm quen và chăm sóc chú ngựa diễn.
C. Vì ông không muốn Va-li-a biết phi ngựa đánh đàn.
D. Vì ông coi thường Va-li-a.
Câu 3: Từ nhân vật Va-li-a ta có thể rút ra điều gì?
A. Không ngại làm việc nhỏ sẽ làm được việc lớn.
B. Mọi công việc đều quan trọng như nhau.
C. Thành công không phải dễ dàng.
D. Cả 3 ý trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1:Nếu em có ước mơ thì em nên làm gì?
A. Cố gắng để đạt được mơ ước.
B. Cứ tiếp tục nghĩ về ước mơ đó.
C. Cố gắng giữ gìn sức khỏe.
D. Mơ ước chỉ là mơ ước mà thôi nên mặc kệ nó.
Câu 2: Để đạt được thành công, chúng ta cần?
A. Có ước mơ tốt đẹp.
B. Dám thực hiện ước mơ của mình.
C. Cố gắng vì ước mơ không ngừng nghỉ.
D. Cả 3 ý trên.
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 14: Học nghề