Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 29 - Bài 20 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ về đất nước, câu cảm, câu khiến
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 29 - Bài 20 - Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ về đất nước, câu cảm, câu khiến. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
TUẦN 29: ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂMBÀI 20: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ VỀ ĐẤT NƯỚC; CÂU CẢM, CÂU KHIẾNA. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Câu khiến là câu gì?
A. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị
B. Dùng để bộc lộ cảm xúc
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
Câu 2: Câu cảm là câu gì?
A. Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị
B. Dùng để bộc lộ cảm xúc
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
Câu 3: Khi viết, cuối câu khiến thường có dấu gì?
A. Dấu chấm
B. Dấu chấm than
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Khi viết, cuối câu cảm thường có dấu gì?
A. Dấu chấm
B. Dấu chấm than
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Câu nào sau đây là câu khiến?
A. Đừng viết nhầm các dấu thanh khi học tiếng Việt nhé!
B. Đất nước ta đẹp biết bao!
C. Sông Hương đẹp biết bao!
D. Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu!
Câu 6: Câu nào sau đây là câu cảm?
A. Đất nước ta đẹp biết bao!
B. Sông Hương đẹp biết bao!
C. Tiếng Việt thật là giàu nhạc điệu!
D. Cả A, B, C
Câu 7: Câu “ Chúng ta hãy bảo vệ, giữ gìn những cảnh đẹp của đất nước.”Thuộc kiểu câu nào sau đây?
A. Câu khiến
B. Câu cảm
C. Câu hỏi
D. Cả A, B, C
Câu 8: Những từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước là?
A. Tự hào
B. Yêu nước
C. Rừng núi
D. Cả A, B
Câu 9: Đâu không phải là từ ngữ chỉ tình cảm với đất nước?
A. trung thành
B. yêu nước
C. sông suối
D. bảo vệ
Câu 10: Từ ngữ nào sau đây chỉ tình cảm?
A. Đồng lúa
B. Con đường
C. Trung thành
D. Cánh rừng
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Em hãy chọn một câu dưới đây để bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương
A. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long thật hùng vĩ!
B. Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp.
C. Hãy bảo vệ và giữ gìn các cảnh quan thiên nhiên của chúng ta!
D. Cả A, B, C
Câu 2: Em hãy chọn một câu dưới đây để đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
A. Cảnh quan của Vịnh Hạ Long thật hùng vĩ!
B. Đất nước Việt Nam có rất nhiều cảnh đẹp.
C. Hãy bảo vệ và giữ gìn các cảnh quan thiên nhiên của chúng ta!
D. Cả A, B, C
Câu 3: Từ ngữ nào sau đây chỉ đặc điểm của đất nước?
A. Tự hào
B. Tươi đẹp
C. Mênh mông
D. Cả B, C
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ Đất nước?
A. Giang sơn
B. Dân tộc
C. Nước non
D. Cả A, B, C
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu khiến?
A. Trời nắng quá!
B. Hôm nay, trời rất nắng.
C. Con vào nhà mang thêm cái ô kẻo trời nắng!
D. Trời có nắng lắm không?
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Thủ đô của Việt Nam là gì?
A. Hồ Chí Minh
B. Thanh Hóa
C. Hà Nội
D. Ninh Bình
Câu 2: Quốc ca của Việt Nam là gì?
A. Tiến lên Đoàn viên
B. Hào khí Việt Nam
C. Tiến quân ca
D. Việt Nam trong tôi
Câu 3: Em hãy chuyển câu kể “Thanh đi lao động.” thành câu khiến?
A. Thanh nên đi lao động!
B. Thanh đi lao động không?
C. Thanh đi lao động nào!
D. Cả A, C đều đúng
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Tìm câu khiến trong đoạn văn sau
“Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua.
Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:
- "Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!"
A. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua.
B. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói
C. Xin nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
D. Không có câu nào
Câu 2: Con hãy nối những tình huống ở cột A với câu khiến phù hợp ở cột B
1. Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút. | a. Xin phép bác cho cháu được nói chuyện với bạn Giang ạ! |
2. Em gợi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác ấy chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em. | b. Ngân ơi, cho tới mượn cái bút nhé! |
3. Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường. | c. Nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ạ! |
A. 1 – b; 2 – a; 3 – c;
B. 1 – a; 2 – c; 3 – a;
C. 1 – c; 2 – b; 3 – a;
D. 1 – b; 2 – c; 3 – a;
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 20: Tiếng nước mình