Trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức tập 2 Tuần 31 - Bài 23 - Hai Bà Trưng
Bộ câu hỏi trắc nghiệm tiếng việt 3 kết nối trí thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Tuần 31 - Bài 23 - Hai Bà Trưng. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 23: HAI BÀ TRƯNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Thuở xưa, nước ra bị nhà nào đô hộ?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Minh.
C. Nhà Thanh.
D. Nhà Hán.
Câu 2: Giặc ngoại xâm đã thẳng tay làm gì?
A. Giết hại dân lành.
B. Cướp hết ruộng nương màu mỡ.
C. Giúp đỡ nhân dân.
D. Giết hại dân lành và cướp hết ruộng nương màu mỡ.
Câu 3: Ai bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai?
A. Triều đình.
B. Giặc ngoại xâm.
C. Hai Bà Trưng.
D. Quan viên.
Câu 4: Điền vào chỗ trống: bao nhiêu người ....... vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng....
A. Thiệt mạng.
B. Hi sinh.
C. Sống sót.
D. Mất tích.
Câu 5: Làng dân chỉ chờ dịp để làm gì?
A. Ăn mừng chiến thắng.
B. Tiếp đãi quân xâm lược.
C. Đánh đuổi quân xâm lược.
D. Di cư đến nơi khác.
Câu 6: Bấy giờ ở huyện Mê Linh có gì
A. Hai người đàn ông tài giỏi.
B. Hai người con gái tài giỏi.
C. Nhiều người tài giỏi.
D. Một người con gái tài giỏi.
Câu 7: Hai người con gái tài giỏi đấy là ai?
A. Trưng Trắc và Trưng Nhị.
B. Trưng Trắc và Nguyễn Huệ.
Nguyễn Huệ và Trưng Nhị.
Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh.
Câu 8: Cả hai chị em đều có điểm chung gì
A. Xinh đẹp.
B. Giỏi võ.
C. Giỏi võ và chí lớn dành lại non sông.
D. Mưu chí.
Câu 9: Chồng bà Trưng Trắc là ai?
A. Thi Sách.
B. Quang Trung.
C. Nguyễn Ánh..
D. Nguyễn Trãi.
Câu 10: Khi nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng kéo quân về đâu?
A. Thành Cổ Loa.
B. Thành nhà Mạc.
C. Thành nhà Hồ.
D. Thành Luy Lâu.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1:Làng dân có thái độ như nào với quân xâm lược
A. Vui vẻ chào đón.
B. Oán hận ngút trời.
C. Hận thấu xương.
D. Biết ơn.
Câu 2:Khi có người xin mặc đồ tang, Trưng Trắc có thái độ như thế nào
A. Không quan tâm.
B. Cho phép.
C. Chuyển sang mặc đồ tang.
D. Kiên quyết mặc áo giáp phục.
Câu 3:Vì sao Trưng Trắc kiên quyết mặc giáp phục?
A. Để làm nhân dân hứng khởi.
B. Làm kẻ thù nhụt chí..
C. Khiến kẻ thù khiếp sợ.
D. Để dân chúng phấn khích, giặc thấy thì kinh hồn.
Câu 4: Dưới đoàn quân khởi nghĩa thì thành trì quân giặc như thế nào?
A. Lần lượt sụp đổ.
B. Vẫn đứng vững..
C. Bị hư hỏng nhẹ.
D. Không bị sao.
Câu 5:Hai vị anh hùng đầu tiên được lưu danh trong lịch sử nước nhà là ai?
A. Quang Trung và Lê Lợi.
B. Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh.
C. Hai Bà Trưng.
D. Trưng Trắc và Thi Sách.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Hai Bà Trưng khởi nghĩa vào năm bao nhiêu?
A. Năm 20 sau công nguyên.
B. Năm 40 sau công nguyên..
C Năm 60 sau công nguyên.
D. Năm 80 sau công nguyên.
Câu 2: Khí thế cầm quân ra trận đánh giặc của Hai Bà Trưng được nhận xét như thế nào?
A. Lén lút, sợ địch tiến đánh.
B. Sợ hãi trước thế trận của giặc.
C. Hừng hực, sôi sục ý chí đáng giặc.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 3: Hai Bà Trưng được các nhà sử học đánh giá như thế nào?
A. Là người đầu tiên lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi nhà Hán.
B. Xây dựng chính quyền độc lập, tự chủ.
C. Tấm gương anh dũng, cổ vũ cho tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.
D. Tất cả các đáp án trên.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Sau khi cuộc khởi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã làm gì?
A. Xưng vương.
B. Xưng đế.
C. Xưng thánh.
D. Xưng vua.
Câu 2: Dưới thời Hai Bà trưng, kinh đô nước ta đặt ở đâu?
A. Đông Anh.
B. Mê Linh.
C. Cổ Loa.
D. Phong Châu
=> Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 23: Hai bà trưng