Bài tập file word Toán 5 kết nối Bài 29: Luyện tập chung
Bộ câu hỏi tự luận Toán 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 29: Luyện tập chung. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Toán 5 KNTT.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
BÀI 29. LUYỆN TẬP CHUNG
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Hãy phát biểu cách tính diện tích:
a) Hình tam giác
b) Hình thang
c) Hình tròn.
Trả lời:
a) Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
b) Muốn tính diện tích hình thang ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.
c) Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính rồi nhân với bán kính.
Câu 2: Hãy viết tên đáy và đường cao tương ứng của hình tam giác ABC trong hình bên:
Trả lời:
- Chiều cao là CK
- Cạnh đáy là AB
Câu 3: Tính diện tích các hình tam giác, hình thang, hình tròn trong hình vẽ sau biết cạnh của mỗi hình vuông nhỏ là 1 cm.
Trả lời:
Câu 4: Cho hình vẽ sau:
Chọn từ vuông, nhọn, tù điền vào chỗ chấm cho thích hợp
- Tam giác ABC là tam giác .................................
- Tam giác ACD là tam giác ...................................
- Tam giác BCD là tam giác ..................................
Trả lời:
2. THÔNG HIỂU ( 4 câu)
Câu 1:Vẽ hình tam giác ABC biết đáy BC là 5 m, chiều cao kẻ từ A là 7,2 m. Tính diện tích của hình tam giác đó.
Trả lời:
Vẽ hình:
Diện tích của hình tam giác ABC là:
S = (m2)
Đáp số: 18 m2
Câu 2: Tính diện tích hình thang biết độ dài đáy là 17cm và 12cm, chiều cao là 8cm.
Trả lời:
Diện tích của hình thang là:
S = (17 + 12) x = 116 (cm2)
Đáp số: 116 cm2
Câu 3: Cho các hình dưới đây và đọc đúng tên của các hình đó:
Trả lời:
Câu 4: Vẽ lại các hình tam giác sau và vẽ đường cao lần lượt ứng với đáy BC, EG và IK của mỗi hình tam giác đó.
Trả lời:
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Miệng giếng nước là một hình tròn có bán kính là 0,7 m. Người ta xây thành giếng rộng 0,3 m bao quanh miệng giếng. Tính diện tích của thành giếng đó.
Trả lời:
Diện tích của miệng giếng là:
0,7 × 0,7 × 3,14 = 1,5386 (m2)
Bán kính của hình tròn bao gồm miệng giếng và cả thành giếng là:
0,7 + 0,3 = 1 (m)
Diện tích của hình tròn bao gồm miệng giếng và cả thành giếng là:
1 × 1 × 3,14 = 3,14 (m2)
Diện tích của thành giếng đó là:
3,14 – 1,5386 = 1,6014 (m2)
Đáp số: 1,6014 m2
Câu 2: Hưởng ứng văn hóa đọc sách, mẹ Lan đã đặt mua một kệ sách hình thang với kích thước đáy lớn 1,86m, đáy bé 1,1m và chiều cao 2,2m. Em hãy tính diện tích kệ sách nhà Lan.
Trả lời:
Diện tích kệ sách của Lan là:
(1,1+1,86) × 2,2:2 = 3,256 (m2)
Đáp số: 3,256m2
Câu 3: Vân đi một vòng quanh một cái hồ hình tròn và đếm hết 942 bước. Mỗi bước cân của Vân dài 4dm. Hỏi chu vi và đường kính của hồ bằng bao nhiêu mét? Biết Vân đi sát mép hồ.
Trả lời:
Câu 4: Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi là 86m, chiều dài 28m. Ở giữa miếng đất, người ta làm một bồn hoa hình tam giác có chiều cao 9,6m và bằng cạnh đáy. Tính diện tích miếng đất còn lại.
Trả lời:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Toán 5 Kết nối bài 29: Luyện tập chung